CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:18

Sự thật về hội chứng trái tim tan vỡ

 

Hội chứng “trái tim tan vỡ” là gì?

Hội chứng “trái tim tan vỡ” được mô tả lần đầu tiên vào năm 1990 tại Nhật Bản. Hội chứng này gây ra những cơn đau thắt tim cho bệnh nhân, thường xảy ra khi họ phải đối diện với sự căng thẳng, sự mất mát của bạn bè, gia đình, hay mới chia tay với người yêu - trường hợp chủ yếu xảy ra với phụ nữ. Cụ thể, bác sĩ nhận thấy phần tâm thất trái của những người này phình to như quả bóng, trông giống Takotsubo (một chiếc rọ để bắt mực). Điều này khiến cho tim phải chịu một áp lực lớn hơn - gây ra cơn đau thắt ngực. Nhiều chuyên gia cho rằng, những cơn đau thắt ngực là do phần động mạch vành bị tắc tuy nhiên sau khi kiểm tra thì không đúng. Các chuyên gia cảnh báo, phần cơ tim của những người này trở nên kém và “bệnh nhân có thể xuống dốc” rất nhanh.

Hội chứng Takotsubo có thể gây cơn đau thắt ngực.

Nghiên cứu dữ liệu mới đây từ 373.189 cặp vợ chồng già ở Anh và kiểm tra thông tin sau khi một trong hai người là vợ chồng qua đời. Kết quả cho thấy nam giới có vợ tử vong trước, tăng 18% nguy cơ tử vong sau đó, ở nữ giới, tỷ lệ này là 16% sau khi bạn đời tử vong.

Dana Dawson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “khi chúng tôi tiến hành kiểm tra tim thì thấy bộ phận này hoàn toàn bình thường, tuy nhiên khi nói chuyện với họ, chúng tôi cảm thấy rất nhiều người bị suy sụp, tâm lý bất ổn và không thể trở lại làm việc như bình thường”. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, sự sản sinh hormon cortisol được cho là một trong những căn nguyên lớn nhất. Cortisol là chất hóa học do tuyến thượng thận giải phóng ra như một phần của phản ứng “đương đầu hay bỏ chạy” trước mỗi sự nguy hiểm. Sự bùng nổ của việc sản sinh cortisol làm gia tăng lượng đường trong máu khiến các cơ của chúng ta hoạt động nhanh hơn. Điều này phần nào khiến bộ não gia tăng năng lượng và đẩy nhanh hoạt động đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Không chỉ là vấn đề tâm lý

Trong một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Đại học John Hopkins tiến hành vào năm 2005, họ đã phát hiện ra sự khác biệt khi họ nghiên cứu trái tim của bệnh nhân đang phải đối mặt với những sự kiện căng thẳng khác nhau. Ví dụ như sự ra đi của các thành viên trong gia đình, một vụ tai nạn xe, sự khủng hoảng tài chính, hoặc các sự việc gây căng thẳng khác. Họ nhận ra rằng tình trạng căng thẳng nghiêm trọng như vậy làm cho não liên tục phát ra một số loại hormon stress như adrenaline. Các hormon này đi vào máu, dẫn đến việc tim phải làm việc quá sức và sức bơm của tim cũng yếu dần. Tuy nhiên, đây chỉ là về mặt lý thuyết, các bác sĩ vẫn đang cố gắng xác định chính xác lý do tại sao nồng độ adrenaline tăng cao lại ảnh hưởng đến các tế bào cơ tim giống như có chế của các cơn đau tim gây ra.

Theo Health, tình yêu tan vỡ tưởng chỉ là vấn đề của tâm lý, song thực tế nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trái tim con người. Sau khi chia tay hoặc ly hôn, cơ thể ngập trong các hormon căng thẳng như cortisol và adrenaline, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh hơn và làm cho nhịp tim trở nên bất thường. Tiến sĩ, bác sĩ tim mạch Graham Jackson, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tình dục cho biết, ông thường gặp các trường hợp bệnh nhân tử vong vì một cơn đau tim trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi thất tình hoặc bạn đời tử nạn. Ông giải thích: “mọi diễn biến bắt đầu ngay sau ngày chia tay và kéo dài trong vòng một đến hai tuần sau đó. Khi mọi người bắt đầu lo lắng, nồng độ adrenaline, cortisol tăng cao, sự căng thẳng có thể gây ra cơn đau tim đột ngột và dẫn đến tử vong’.

Các chuyên gia vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu và hy vọng rằng, trong thời gian tới họ sẽ tìm ra được nguyên nhân chính xác và đưa được ra hướng điều trị cụ thể.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh