CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:56

Chuẩn bị nhân lực để "tái mở cửa"

Chưa có thống kê chính xác số lượng lao động đã "bỏ phố về quê", nhưng ước tính có thể là hàng trăm nghìn người hoặc thậm chí nhiều hơn. Đa phần họ là công nhân lao động làm việc tại các nhà máy, công xưởng. Thực tế đó đặt ra vấn đề: Khi dịch cơ bản được kiểm soát, các địa phương vùng "tâm dịch" dần mở cửa trở lại đối với các hoạt động kinh tế - xã hội (dự kiến là sau 30/9), thì rất nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sẽ thiếu hụt một lượng lớn lao động.

Chuẩn bị nhân lực để "tái mở cửa" - Ảnh 1.

Ngay sau khi quay trở lại sản xuất, các doanh nghiệp sẽ bước vào thời gian cao điểm "chạy nước rút" cuối năm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nguy cơ thiếu nhân lực sẽ là một trong những thách thức rất lớn, là một vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp - nhất là các doanh nghiệp thâm dụng lao động, có số lao động lên tới hàng chục nghìn người.

Theo một số dự báo, khả năng sẽ chỉ có khoảng 60-70% số lao động đã về quê sẽ trở lại TP.HCM và các địa phương phía Nam, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Tức, rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải trở lại hoạt động sau thời gian giãn cách trong tình trạng thiếu nhân lực, đồng nghĩa với nhiều dây chuyền sản xuất bị đứt gãy.

Việc tuyển dụng mới và đào tạo lại số lao động mới để bù vào những "khoảng trống" nói trên là rất khó khăn, tốn kém và mất không ít thời gian. Bên cạnh đó, một vấn đề khác là yêu cầu "phủ vaccine" cho công nhân để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, là một trong những yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp có thể được phép hoạt động. Hiện có khá nhiều người lao động chưa được tiêm đầy đủ vaccine.

Ngay sau khi quay trở lại sản xuất, các doanh nghiệp sẽ bước vào thời gian cao điểm "chạy nước rút" cuối năm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Được biết, hiện có rất nhiều doanh nghiệp đến hạn giao hàng cho đối tác nước ngoài nhưng không thể hoàn thành công viêc đúng hạn do giãn cách. Các chủ doanh nghiệp đã phải tốn nhiều công sức để thương thảo, thuyết phục đối tác cho gia hạn. Nhưng nếu sắp tới mà vẫn không có hàng để xuất thì nguy cơ mất đơn hàng, thậm chí mất luôn cả khách hàng là rất lớn. Nguy cơ không chỉ là hiện tại mà còn là hệ lụy lâu dài.

Do đó, để hệ thống sản xuất - kinh doanh có thể vận hành ngay sau khi được phép từng bước "nới lỏng" giãn cách, bên cạnh nỗ lực tìm kiếm nhân lực của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng các địa phương cần có các chính sách thu hút lao động, sớm mời gọi lực lượng lao động đang sinh sống ở các địa phương khác đến làm việc - đi kèm với chế độ đãi ngộ, hỗ trợ và được tiêm đầy đủ vaccine để họ có đủ điều kiện làm việc trong thời gian sớm nhất.

Việc khởi động lại nền kinh tế sau hơn 100 ngày giãn cách phòng chống dịch là điều khó khăn, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức - trong đó có vấn đề nguồn nhân lực. Do đó, các doanh nghiệp cần có phương án khả thi để khẩn trương triển khai, ngay từ bây giờ.

KHÁNH NGUYỄN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh