THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 02:38

Chọn nghề dân cần, đào tạo hiệu quả

Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi lẽ Sóc Trăng vẫn còn là một trong những tỉnh nghèo của miền Tây Nam bộ, việc dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần giảm nghèo, tăng hộ khá cho người dân nơi đây.Trong năm 2014, toàn tỉnh có tổng số 27.455/25.000 lao động đã tham gia học nghề, đạt 109,82% kế hoạch (trong đó, dạy nghề theo Đề án 1956 là 9.241 người), tỷ lệ có việc làm chiếm trên 70% số lao động tham gia học nghề.

Giai đoạn 2010 - 2014, tổng số lao động đã học nghề là 130.979 người/125.000 người, đạt 104,78% so kế hoạch (trong đó Đề án 1956 là 49.809 người), tỷ lệ có việc làm chiếm trên 70% số lao động tham gia học nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 41% vào cuối năm 2014.

Cũng trong năm vừa qua, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề”  và dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2012 - 2015”; phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các huyện, thị xã, thành phố; tham mưu trình HĐND tỉnh thông qua nghị quyết và kế hoạch dạy nghề năm 2015; tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” năm 2014 và 5 năm (2010 - 2014).Mặc dù thời gian đầu triển khai còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đến nay công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn bước đầu đã đạt được kết quả tốt.

Từ đó, tạo chuyển biến cơ bản và quan trọng trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa phương. Hiệu quả đào tạo nghề được nâng lên, người học nghề đã tiếp cận, phổ biến được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo; tiếp cận được khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự hành nghề để kiếm sống, từ đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống.

Để đạt được những kết quả trên, Ban Chỉ đạo địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Bên cạnh đó, kế hoạch dạy nghề lao động nông thôn xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và của xã hội; phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; dạy nghề cho bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; chú trọng dạy nghề cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách và lao động nữ.

Thời gian đào tạo nghề phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với điều kiện của người học nghề. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo đề án từ cấp huyện đến xã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thành công đột phá chiến lược về phát triển nhanh nguồn lực chiến lược phát triển kinh tế, xã hội...

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tại Sóc Trăng sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả, cách làm hay về dạy nghề và giải quyết việc làm cho nông dân; hướng dẫn các địa phương trong tỉnh tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện của từng địa phương, ưu tiên các đối tượng là con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh nặng, hộ nghèo; có kế hoạch làm việc với các công ty trong nước nhằm tạo đầu ra cho người lao động sau khi học nghề, giúp họ lựa chọn các công việc phù hợp; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập, xây dựng các cơ Sở dạy nghề tư thục và các hình thức dạy nghề phù hợp hiệu quả...

Lâm Thanh Phong -Giám đốc Sở LĐ -TB&XH Sóc Trăng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh