THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:13

Chính thức khởi động Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 (2023 – 2025)

Chính thức khởi động Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 (2023 – 2025).

Chính thức khởi động Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 (2023 – 2025).

Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam (gọi tắt là YHP Vietnam) giai đoạn 2 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, AstraZeneca và Tổ chức Plan International Việt Nam chính thức khởi động vào ngày 29/9.

Sự kiện có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam, Bà Quách Thục Anh, Giám đốc Tài chính và Hành chính - Tổ chức Plan International Việt Nam cũng như đại diện các cơ quan có liên quan và các trường Phổ thông, Đại học sẽ tham gia chương trình trong thời gian tới.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các bệnh không lây nhiễm chiếm 77% tổng số ca tử vong ở Việt Nam năm 20181. Trong năm 2014 và 2011, các bệnh không lây nhiễm ước tính lần lượt chiếm 73%2 và 75%3 tổng số ca tử vong ở Việt Nam, cho thấy xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ trong các ca tử vong ở Việt Nam.

Dân số Việt Nam ước tính sẽ là khoảng hơn 98 triệu người vào năm 2034 và thanh niên từ 10-24 tuổi chiếm khoảng 21% dân số. WHO ước tính xác suất tử vong sớm (từ 30 đến 70 tuổi) do BKLN năm 2018 là 17% (23% nam, 11% nữ) ở Việt Nam, tương đương với mức 17% ước tính của năm 2014. Bệnh tim mạch và ung thư là những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong liên quan đến BKLN, chiếm tỷ lệ tương ứng là 31% và 19%.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ,  Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định các hành vi, lối sống hình thành từ lứa tuổi học sinh, sinh viên liên quan đến sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Nhằm tăng cường công tác phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm và cụ thể hóa các nội dung của Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam triển khai Dự án Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2023 – 2025 do Tập đoàn AstraZeneca viện trợ không hoàn lại.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam, chia sẻ: “Là một tập đoàn dược phẩm sinh học hàng đầu thế giới với cam kết lâu dài về phát triển bền vững, chúng tôi tin rằng đầu tư cho sức khỏe của thanh thiếu niên ngày hôm nay chính là đầu tư cho tương lai bền vững của toàn xã hội. Chúng tôi cảm thấy tự hào về những tác động cụ thể và tích cực của chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên trong giai đoạn một, và vui mừng được tiếp tục đồng hành cùng các đối tác để tiến hành giai đoạn hai sắp tới”.

Các đại biểu tham dự lễ khởi động,

Các đại biểu tham dự lễ khởi động,

Kết quả Khảo sát toàn cầu về hành vi sức khỏe trẻ em năm 2019 tại Việt Nam do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện đã cung cấp bằng chứng về hành vi và chỉ số ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.

Theo báo cáo, so sánh kết quả khảo sát năm 2013 và 2019:

• Tỷ lệ trẻ em ăn đồ ăn nhanh tăng lên.

• Tỷ lệ trẻ em sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng.

• Tỷ lệ trẻ em thừa cân ngày càng tăng.

• Tỷ lệ trẻ nhẹ cân giảm 50% nhưng số trẻ thừa cân lại tăng từ 5,8% lên 10,6% vào năm 2019.

• Lần đầu tiên, cuộc khảo sát bao gồm một chỉ số về việc trẻ em tiếp cận và sử dụng thuốc lá điện tử. Trên toàn quốc, tỷ lệ này là 2,6% nhưng tăng vọt lên 7,9% ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội.

 

“Chúng ta cần quan tâm đến sự trưởng thành và phát triển của giới trẻ ở giai đoạn này. Mọi quyết định được đưa ra, mọi thói quen được hình thành và con đường chúng ta lựa chọn có thể có hậu quả và tác động lâu dài xuyên suốt nhiều thế hệ. Bằng chứng chỉ ra rằng những hành vi không lành mạnh gây ra các bệnh không lây nhiễm, bao gồm dinh dưỡng không lành mạnh, hút và hít phải khói thuốc, thiếu vận động thể chất, sử dụng rượu bia thường hình thành từ giai đoạn thanh thiếu niên. Thực tế chỉ ra rằng hơn 1/2 những trường hợp tử vong liên quan đến các bệnh không lây nhiễm gắn với những hành vi, thói quen được hình thành hoặc củng cố ở lứa tuổi vị thành niên. Để tăng cường những đáp ứng đối với bệnh không lây nhiễm trên toàn thế giới, chúng ta cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn đến những năm đầu đời và đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên”- Bà Quách Thục Anh, Giám đốc Tài chính và Hành chính - Tổ chức Plan International Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên giai đoạn 2023-2025 là một chương trình 3 năm nhằm mục đích góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của giới trẻ Việt Nam, đặc biệt nhóm tuổi từ 10-24 thuộc quận Cầu Giấy, Long Biên, Đông Anh và Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể của chương trình này nhằm đảm bảo rằng giới trẻ ở Hà Nội được nâng cao nhận thức về những hành vi nguy cơ và những biện pháp phòng tránh các bệnh không lây nhiễm để từ đó họ có năng lực để đưa ra những quyết định về vấn đề sức khỏe của họ, trong bối cảnh các dịch vụ y tế được cải thiện, hệ thống y tế và môi trường chính sách thuận lợi.

AstraZeneca, Tổ chức Plan International Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục thể chất) và các đơn vị đối tác để triển khai dự án.

Trên toàn cầu, kể từ khi bắt đầu năm 2010, chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên đã tiếp cận tới hơn 10 triệu thanh niên ở trên 40 quốc gia thuộc 5 châu lục. Vào tháng 5 năm 2019, chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên đã mang lại cho AstraZeneca danh hiệu Doanh Nghiệp của Năm với giải thưởng Doanh Nghiệp Nhân đạo, giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tại Anh có đóng góp nổi bật cho cộng đồng. Chương trình được biết tới vì đã đầu tư trực tiếp cho việc xây dựng một bằng chứng là cơ sở cho giải pháp chặt chẽ đối với một vấn đề toàn cầu.

Sau ba năm triển khai của giai đoạn 1, mặc dù phải đối mặt với nhiều thử thách của đại dịch COVID-19, chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên tại Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu chính và có tác động quan trọng đến các nhóm đối tượng đích. Trong đó có thể kể đến một số kết quả đáng khích lệ như: 81% thanh thiếu niên tham gia Chương trình đã thể hiện sự tăng cường nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm, 79% tăng cường nhận thức về từ 3 loại bệnh không lây nhiễm trở lên, và tỷ lệ thanh thiếu niên có các hành vi tích cực về dinh dưỡng lành mạnh tăng 63%.

 

NGUYỄN SÍU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh