THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 06:55

Chính sách Lao động có hiệu lực trong Tết Bính Thân 2016

Ông Lý Quốc Hùng - Chủ tịch CĐ Công thương VN (thứ hai từ trái sang) thăm và chúc Tết CNLĐ tại công trường

1. Thủ tục hành chính mới

Quyết định 101/QĐ-LĐTBXH công bố thủ tục hành chính mới thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/02/2016 (mùng 03 Tết).

Theo đó, ban hành mới 02 thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:

- Tiếp nhận đối tượng là người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vào cơ sở trợ giúp trẻ em.

- Đưa đối tượng ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em.

2. Định mức lao động

Từ ngày 10/02/2016, Quyết định 64/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 42/2012/QĐ-TTg về hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, về áp dụng định mức lao động được quy định như sau:

- Đơn vị sử dụng lao động được áp dụng định mức lao động bằng 80% định mức lao động chung của đơn vị để khoán hoặc trả công cho lao động là người dân tộc thiểu số. Thời gian áp dụng là 05 năm đối với một người lao động vào làm việc tại đơn vị.

- Đơn vị sử dụng lao động được hạch toán 20% định mức lao động chung của đơn vị vào chi phí sản xuất kinh doanh.

3. Giờ làm việc tiêu chuẩn cho người lao động

Theo Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực ngày 10/02/2016 và thay thế Thông tư 33/2011/TT-BLĐTBXH) - hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng.

- Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 9 giờ.

- Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng như sau:

+ Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ.

+ Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 32 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 24 giờ.

- Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.

(Nguồn: website CĐ Công thương VN)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh