THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:57

Thống nhất mở rộng đối tượng của Luật An toàn vệ sinh lao động

Một số ý kiến đề nghị bổ sung chính sách bảo hiểm cho người bị mắc BNN khi đã chuyển công việc; quy định bảo hiểm TNLĐ-BNN linh hoạt theo ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ; bổ sung quy định bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau và có tham gia đóng bảo hiểm TNLĐ,BNN thì khi bị TNLĐ,BNN được hưởng bảo hiểm TNLĐ,BNN.

Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN đối với người lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động.

ĐB Trần Thanh Hải (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, cần phải có sự đầu tư thêm thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ. 

Về việc mở rộng chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN cho nhóm lao động không có quan hệ lao động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo như sau, kinh nghiệm các nước khi xây dựng, chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN thường căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng quản lý đối tượng tham gia để mở rộng dần đối tượng, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng khuyến nghị các quốc gia chỉ áp dụng chính sách bảo hiểm cho một bộ phận người lao động không có quan hệ lao động (xã viên hợp tác xã, người lao động tự do hoặc tự tạo việc làm trong các trang trại và doanh nghiệp quy mô nhỏ).

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật quy định nguyên tắc chung về chính sách bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện, chưa quy định chính sách bảo hiểm BNN vì việc xác định và tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm BNN cho người lao động khu vực này khó khả thi, giao Chính phủ quyết định cụ thể về đối tượng và thời điểm thực hiện chính sách này cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn (Điều 6).

Về chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc và chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ,BNN, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã chỉnh lý 2 chính sách mới được bổ sung trong dự thảo Luật nhằm nâng cao ý thức đối với công tác An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động, người chủ sử dụng lao động cũng như tạo điều kiện cho người lao động hòa nhập lại thị trường lao động sau khi bị TNLĐ,BNN tại các Điều 56 và 57.

Thảo luận tại hội trường về nội dung mở rộng đối tượng của Luật An toàn vệ sinh lao động, ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng việc mở rộng đối tượng áp dụng cho tất cả người lao động là hết sức cần thiết vì hiện có trên 65% người lao động đang làm việc tại khu vực này. Tuy nhiên cần phải quy định rõ hơn về chính sách với lao động tại khu vực không có quan hệ lao động cũng như khuyến khích họ tham gia, nhất là với người lao động làm việc tại khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cao. 

"Việc mở rộng đối tượng cũng cần tính đến các vấn đề khác như bảo hiểm tai nạn lao động, nghề nghiệp; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động; cũng như đảm bảo các quyền lợi chính đáng khác của người lao động" ĐB Sơn góp ý.

Ngọc Ước

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh