THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:32

Chiêu trò "ghi điểm", “đánh bóng” của những kẻ cơ hội

 

Ảnh minh họa.                             (Nguồn: Internet).

Có những người lên nhận nhiệm vụ thì họ thay đổi theo hướng mới, hướng tốt, hướng tích cực. Cái đó đáng hoan nghênh quá. Đáng sợ là những người chỉ thay đổi để mà thay đổi, để mà ra oai, chứng tỏ là ta nắm quyền lực , uy quyền đã thuộc về ta” (Theo Báo Thanh Niên số 81 (7394) , ra ngày 21/3/2016).

Điều thích thú nhất là việc TS Vũ Ngọc Hoàng đã chỉ ra căn bệnh tồn tại trong các cơ quan công quyền, thuộc loại “biết rồi khổ lắm nói mãi”, nhưng không phải ai cũng dũng cảm nói ra, vạch ra,  “bắt mạch, kê đơn” để điều trị tận gốc. Dẫn đến năm này qua năm khác; khóa này tiếp khóa khác căn bệnh ấy vẫn cứ lây lan, hoành hành.

Nhức nhối ở chỗ, căn bệnh ấy không phải chỉ có những kẻ lẻo khẻo, “điếc không sợ súng”, mà ngay cả những người thân thể cường tráng, trí tuệ sáng láng vẫn cứ mắc như thường. Họ biết những lời nói, việc làm của mình cũ rích, làm cho người nghe  ngáp ngắn, ngáp dài, thậm chí chỉ đạo chẳng ai thèm thực hiện. Nhưng họ vẫn say sưa diễn thuyết, nhiệt tình hành động, bởi họ sợ, nếu không “soạn lại bổn cũ” ấy, tên tuổi của họ, vị trí của họ sẽ nhạt nhòa, sẽ bị chìm vào đám đông!.

Đau lòng hơn một số kẻ dương cao chiêu bài đổi mới, thay đổi ngoài việc để “ghi điểm”, “đánh bóng” , còn nhằm triệt hạ đồng nghiệp, bạn bè, triệt hạ những người không đồng tình quan điểm, những người không cùng “nhóm lợi ích” của mình. Vẫn biết, “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, nhưng do cái “lâu ngày” ấy thời gian bao lâu khó xác định, nên những kẻ cơ hội cứ tha hồ “đục nước thả câu”, rênh rang dùng sơn lòe loẹt trang trí lên thân gỗ mục.

Nói đi thì cũng phải nhìn lại, không chỉ những kẻ lợi dụng đổi mới, thay đổi để “ghi điểm”, “đánh bóng” mới có tội, mới bị lên án, mà chính những người chứng kiến biết sai vẫn “mũ ni che tai”, biết không đúng vẫn a dua, cổ vũ, thậm chí là lợi dụng cái bóng ảo đó để vụ lợi, đã làm cho “căn bệnh” trên ngày thêm trầm trọng và nguy hiểm cũng phạm tội bội phần.

Chính sự im lặng, dửng dưng, hay a dua đồng lõa trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho “căn bệnh” của những kẻ nhân danh đổi mới, thay đổi, thậm chí là năng động gieo rắc trở thành đại dịch. Từ những điều tưởng là động lực thúc đẩy , nhưng trong tay những kẻ cơ hội, vụ lợi nó  lại là vật cản, kìm hãm sự phát triển của đời sống xã hội.       

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh