THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:16

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,18%

 

 - Ảnh 1Giá thịt heo tháng 7 tăng 0,81% so với tháng trước.


Theo đó, thông tin từ Sài Gòn giải phóng cho biết, CPI tháng 7 tăng có một nguyên nhân quan trọng là do tác động của dịch tả heo châu Phi bùng phát tại 62 địa phương, với khoảng 3,7 triệu con heo bị tiêu hủy, trong khi nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn tạm ngừng tái đàn hoặc giảm quy mô chăn nuôi. Giá thịt heo tháng 7 vì thế tăng tới 0,81% so với tháng trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,03%.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng kéo dài gây hạn hán tại một số địa phương, khiến nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng, là nhân tố làm cho chỉ số giá điện tăng 0,76% so với tháng trước. Mức lương cơ sở tăng 100.000 đồng/tháng từ ngày 1/7 cũng làm chỉ số giá nhóm bảo hiểm y tế tăng 6,67% so với tháng trước. Các yếu tố làm CPI giảm là giá gas trong nước giảm (từ ngày 1/7), giá gạo…
Liên quan đến vấn đề trên, tờ Laodong.vn cho hay, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019-2020 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2.10.2015 của Chính phủ.

Tuy nhiên, CPI tháng 7 được kiềm chế, chỉ tăng ở mức thấp bởi một số mặt hàng giảm giá như từ ngày 1/7/2019 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 19.000 đồng/bình 12kg giảm 5,7% so với tháng 6.2019 do giá gas thế giới bình quân tháng 7/2019 công bố ở mức 365 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng trước.

Giá gạo giảm 0,09% so với tháng trước do các địa phương trên cả nước đã thu hoạch vụ lúa Vụ Đông Xuân nên sản lượng lúa dồi dào và tình hình xuất khẩu gạo khó khăn.

HOA HẠ (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh