THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:23

Chen chân xin "nước thánh" cầu may ngày đầu năm mới

Trưa 22/2 (tức mùng 4 Tết), hàng nghìn người dân khắp xứ Thanh đổ về Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ nằm ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) để xin lộc "nước thánh" đầu năm.

Khu di tích lịch sử Phủ Na được xây đầu thế kỉ 19, theo lối kiến trúc thời Nguyễn, thờ Mẫu Liễu Hạnh. Tại tẩm chính của đền Mẫu, việc thờ Mẹ Âu Cơ và Chúa Liễu Hạnh vẫn song hành tồn tại ở khu vực tối linh của Tam Tòa Thánh Mẫu. Ngoài ra, những khu vực thờ khác như Eo En, nơi thờ Tản Viên và bờ thác nước, nơi thờ Chúa Thượng Ngàn vẫn tồn tại trong cùng hệ thống điện thờ Mẫu Nghi Thiên Hạ.
Bên trong đền Mẫu đông nghẹt người dân vào làm lễ viếng. Với người dân xứ Thanh, việc đi lễ chùa thể hiện mong muốn cầu may mắn, tài lộc làm ăn, mưa thuận gió hòa trong năm mới.

Tại đền thờ cô Chín, thờ công chúa thượng ngàn, người dân chen chúc nhau vào lễ.

Theo nhiều cao niên trong làng, dòng suối này rất linh thiêng, nguồn nước chưa bao giờ cạn dù hạn hán kéo dài. Nếu tắm rửa bằng loại nước này sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi trong năm mới.

Vì thế rất nhiều người xếp hàng chờ đợi đến lượt lấy "nước thánh". Du khách đến dâng hương và thưởng ngoạn cảnh chùa thường lấy nước về nhà và xem đây là nước lộc.

Một số người còn trèo lên trên các mỏm đá hứng nước.

Nhiều người mệt mỏi sau khi chen chân vào lấy cho được chút nước lộc.

Dịch vụ bán can, chai lọ mọc lên. Theo một người dân, mỗi ngày bán được hàng trăm chiếc can giá cao gấp nhiều lần so với ngày thường. 

Q.D

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh