CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:25

Cậu bé “người rắn” với khả năng uốn dẻo kinh ngạc

Aditya Kumar Jangum, 13 tuổi, đã bắt đầu tập luyện yoga và uốn dẻo từ năm 5 tuổi. Không chỉ có thể thực hiện những động tác yoga phức tạp, cậu bé Kumar còn có khả năng uốn dẻo cơ thể khiến nhiều người kinh ngạc.

Trên thực tế, cậu bé Kumar bị mắc hội chứng hypermobility (hội chứng người dẻo), một hội chứng khiến cơ thể con người trở nên dẻo hơn nhờ vào các khớp xương mềm dẻo hơn người bình thường. Bên cạnh đó, trong cơ thể những người mang hội chứng này có các mô liên kết hoặc collagen cho phép xương sống chuyển động một cách linh hoạt và mềm dẻo hơn giữa các khớp xương.

 

Cậu bé Kumar có khả năng uốn dẻo đáng kinh ngạc
Cậu bé Kumar có khả năng uốn dẻo đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, chính hội chứng này đã tạo nên một lợi thế cho cậu bé Kumar khi cậu đã trở nên nổi tiếng tại quê nhà với khả năng uốn dẻo và được mọi người đặt cho biệt danh “cậu bé rắn”.

Mặc dù mắc hội chứng khiến cơ thể trở nên dẻo dai hơn bình thường, nhưng để làm được các động tác khó, Kumar vẫn cần phải thực hiện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên Mangesh Kopker, người đã giúp cậu bé phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh khả năng bẩm sinh, cậu bé Kumar cũng đã phải trải qua 3 năm tập luyện vất vả để có thể phát huy hết khả năng và thực hiện được những động tác uốn dẻo phức tạp.

“Cháu đã tập uốn dẻo xuống 8 năm qua và huấn luyện viên đã dạy cháu những kỹ thuật phức tạp để có thể uốn dẻo được tốt hơn”, Kumar chia sẻ.

Kumar có thể gập ngược người và đánh răng bằng chân của mình
Kumar có thể gập ngược người và đánh răng bằng chân của mình.

Dù mắc hội chứng khác thường và thực hiện những động tác uốn dẻo có vẻ nguy hiểm, tuy nhiên những động tác này của Kumar chưa bao giờ khiến bố mẹ cậu bé phải lo lắng. Cha mẹ của cậu bé cũng không đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

Kumar thường xuyên biểu diễn kỹ năng mềm dẻo của mình tại các trường học ở địa phương và điều này giúp cậu trở nên nổi tiếng. Kumar cho biết cậu bé cảm thấy vui và hạnh phúc vì nhiều người biết đến mình.

Cậu bé Kumar và huấn luyện viên Kopker, người đã giúp cậu bé phát huy hết khả năng của mình
Cậu bé Kumar và huấn luyện viên Kopker, người đã giúp cậu bé phát huy hết khả năng của mình

Mangesh Kopker, huấn luyện viên dạy yoga và uốn dẻo cho Kumar, cũng đang dạy cho 20 đến 30 đứa trẻ khác tại trung tâm của mình, nhưng anh cho biết không có ai có được sự mềm dẻo như cậu bé Kumar. Kopker cho biết tham vọng của anh là biến cậu bé Kumar trở thành một nghệ sĩ uốn dẻo nổi tiếng thế giới.

“Kumar chưa bao giờ bỏ lỡ một buổi tập uốn dẻo nào”, Kopker cho biết. “Với sự đam mê và sự dẻo dai của mình, kỹ năng uốn dẻo của Kumar đang được tăng lên từng ngày”.

Mục tiêu trong tương lai của Kumar đó là sẽ được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness với danh hiệu người dẻo nhất thế giới để giúp cha mẹ và huấn luyện viên của mình được tự hào.

NHI NGUYỄN / dantri.com.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh