THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 03:48

Cấp báo “miễn phí” cho vùng đặc biệt khó khăn: Cái được và cái chưa được

.

Hằng năm những chính sách này đều được sơ kết đánh giá, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, 5 năm thực hiện dự án, đề án, chính sách đều được tổng kết đánh giá hiệu quả của các chính sách để tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan, khó khăn, thuận lợi và hiệu quả phát huy tác dụng, hạn chế yếu kém. Từ những thành công của các chính sách đó cho thấy bộ mặt nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới thay đổi một cách rõ rệt và nhanh chóng, đẩy mạnh giảm tỷ lệ nghèo xuống thấp cho mỗi năm rõ ràng và bền vững.

Sau khi rà soát toàn bộ hệ thống chính sách đầu tư vào vùng này, từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước cho tới nay là một khối lượng khổng lồ về công việc (Trên 160 chính sách, đề án, dự án khác nhau). Trong nhiều quyết định được đưa ra, "Chính sách cấp báo miễn phí cho vùng Dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn" theo từng giai đoạn khác nhau được xem là một chính sách đặc thù, vì nó rất rõ ràng, cụ thể và chi tiết đến kỳ báo, số báo, đối tượng, địa chỉ, kinh phí…

Ông Chu Tuấn Thanh, Vụ Trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc)

Cái được của chính sách

Đây được gọi là chính sách đưa văn hoá đọc lên vùng cao, đạt được ý Đảng, lòng dân. Nâng cao dân trí, tác động đến người đọc, chuyển biến và thay đổi tư duy, hành động, các báo, tạp chí đã chuyền tải đầy đủ mọi chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với từng hộ gia đình vùng đặc biệt khó khăn, hướng dẫn cho người dân làm kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, xoá hoàn toàn hộ đói, giảm nhanh tỷ lệ nghèo và hướng tới làm giàu trên mảnh đất quê hương mình đang sinh sống.

Báo chí đã góp phần to lớn trong việc nâng cao kiến thức, quản lý xã hội, đấu tranh và phản biện xã hội, phê phán những thói hư, tật xấu, những tiêu cực của xã hội, tham ô lãng phí, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Các ấn phẩm báo chí đến tay người đọc là một cuốn tài liệu tập huấn cho đồng bào các dân tộc về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng rừng và bảo vệ rừng, xây dựng kinh tế trang trại, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc, gạt bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép, buôn bán, tàng trữ vận chuyển ma tuý… 

Cái chưa được

Hạn chế xuống triển khai ở cơ sở. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, nội dung bài viết của một số báo, tạp chí chưa hấp dẫn, kém thu hút người đọc, chung chung, sơ sài, chưa sát với thực tế và nhu cầu nguyện vọng của người dân, thậm chí có một số bài còn lấy từ mạng internet về xào xáo để đăng lên báo nên có sự trùng lặp và lượng thông tin cập nhật đến bạn đọc không cao, nhàm chán.

Cuộc sống của đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa rất đa dạng phong phú, tiềm ẩn nhiều cái hay cái lạ về phong tục tập quán, lễ tết, hội hè. Đặc biệt là các dân tộc dưới 10 ngàn người và một ngàn người nhưng các báo còn hạn chế chế trong việc khám phá từ những cuộc sống của đồng bào.

Báo chí góp phần nâng cao nhận thức cho đồng bào vùng DTTS. 

Chuyên đề “Lao động Xã hội” góp phần rất tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc, miền núi

Chuyên đề "Xoá đói giảm nghèo" nay gọi là "Chuyên đề Lao động Xã hội” của Báo Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), một trong 24 ấn phẩm báo chí nằm trong chính sách cấp không thu tiền của Thủ tướng Chính phủ đã đồng hành cùng các báo, tạp chí tuyên truyền phục vụ đồng bào đã có 10 năm, được đồng bào các xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn đón nhận, và đánh giá tốt về nội dung hình thức, tin, bài, ảnh của chuyên đề phù hợp, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng các đối tượng thụ hưởng, góp phần tích cực và hiệu quả chuyển tải được các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, sử dụng nguồn vốn được cấp hàng năm đúng mục đích, nguyên tắc và đúng luật ngân sách Nhà nước, không có biểu hiện thất thoát và lãng phí, xuất bản, phát hành đúng quy định, đủ số lượng và phục vụ đúng đối tượng thụ hưởng.

Cấp báo miễn phí cho dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là một chính sách có hiệu quả, đồng bào các dân tộc được đọc báo, học báo và làm theo báo. Trải qua quá trình 15 năm phục vụ đồng bào các dân tộc vùng khó khăn nhất đất nước, thiếu thông tin và kinh tế còn nghèo. Xong được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm mua báo cho đồng bào đọc, thông tin của các báo, tạp chí thực sự bổ ích và có giá trị cao trong đời sống tinh thần. Các báo luôn luôn cải tiến về nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, phù hợp với trình độ dân trí, với phương châm viết báo cho đồng bào "ngắn gọn, dễ đọc, nhớ lâu và dễ làm theo".

Sự tác động của công tác tuyên truyền báo chí không như những vật chất khác nhìn và sơ thấy ngay như "mưa dầm thấm lâu", thông tin một lần và thông tin nhiều lần, nghe dần dần họ sẽ hiểu và thay đổi mọi nếp nghĩ nếp làm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, các báo, tạp chí đã giúp cho người dân sinh sống ở vùng có nguy cơ tiềm ẩn hay bị kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lôi kéo kích động gây hoang mang trong một phần đồng bào các dân tộc thiểu số đã thức tỉnh. Nêu cao cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng, gạt bỏ được tư tưởng ly khai thành lập vương quốc riêng, gây rối mất trật tự an ninh chính trị, không tham gia di cư tự do và không tụ tập truyền đạo trái pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về chính sách Dân tộc.

15 năm báo chí đã trở thành người bạn thân thiết của các xã, các thôn bản vùng đặc biệt khó khăn, ngoài việc chuyển tải công tác tuyên truyền, các báo, tạp chí hằng năm đã vận động tài trợ được nhiều kinh phí và vật chất như: Chăn ấm, quần áo, dày dép, sách vở, gạo, xây nhà tình nghĩa, sữa uống, thuốc chữa bệnh, các thiết bị y tế, máy vi tính… Đến thăm và tặng quà cho các hộ gia đình nghèo, hộ gia đình thuộc diện chính sách vùng đặc biệt khó khăn hàng trăm tỷ đồng sau 15 năm thực hiện chính sách cấp báo "miễn phí" cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Năm 2015, Uỷ ban Dân tộc cùng phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 2472 và 1977/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm kiểm điểm đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, bất cập tìm ra nguyên nhân và bài học quản lý, chỉ đạo và thực hiện chính sách. Từ đó làm căn cứ và cơ sở khoa học đề xuất cơ chế chính sách giai đoạn 2016 - 2020. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin được chia sẻ niềm vui trong ngày lễ hội báo chí nước nhà, mà các báo, tạp chí thực hiện chính sách cấp báo cho đồng bào đã có công lao to lớn góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

15 năm thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho từng cho giai đoạn. Quyết định số 1637/QĐ-TTg ngày 31/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cấp một số loại Báo, tạp chí cho vùng Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2001 - 2015 gồm: 14 báo, Tạp chí trong đó 11 chuyên đề dân tộc, 1 tạp chí, 1 bản tin và 1 tờ báo. Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2011 gồm: 19 báo, tạp chí trong đó có 12 chuyên đề Dân tộc, 4 báo, 2 tạp chí và 1 bản tin. Thực hiện Quyết đính số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 gồm 19 ấn phẩm trong đó có 5 báo, 12 chuyên đề dân tộc, 2 tạp chí. Quyết định số 1977/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 bổ sung Quyết định 2472 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm 5 ấn phẩm (Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Báo Tiền Phong, Tạp chí Thuế và bản tin Cựu chiến binh). Đến nay có 24 báo, tạp chí và 1 đơn vị phát hành.

Chu Tuấn Thanh, Vụ Trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh