THỨ BA, NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2024 04:42

Cần thoát khỏi định kiến với "người giàu"

Có một nghịch lí, ai cũng mong giàu có, nhưng kết quả khảo sát của một viện nghiên cứu được đăng trên tờ China Daily cho biết "96% dân chúng nói họ căm ghét người giàu có". Thậm chí "Sự căm ghét đối với các quan chức, người giàu có đang trở thành một trạng thái tâm lý" tờ báo dẫn lời một lãnh đạo của viện nghiên cứu có trụ sở ở Bắc Kinh thừa nhận.

Việt Nam chưa có các nghiên cứu riêng lẻ về vấn đề này, nhưng việc "căm ghét người giàu và quan chức" chắc hẳn không khác nhiều so với Trung Quốc, bởi bối cảnh xã hội hai quốc gia có nhiều điểm khá tương đồng.

Những người Việt giàu có và định kiến

Mới đây, Làng Sen, một khu vực sinh sống và làm ăn của người Việt tại Ukraine bị cảnh sát ập vào khám xét, toàn bộ tiền bạc bị đánh cắp... Những bất ổn chính trị tại quốc gia này khiến nhiều người Việt sống lâu ở đây phải thay đổi phương thức làm ăn, hoặc chuyển sang những quốc gia khác yên bình hơn. Ít người biết rằng, ông bà chủ các doanh nghiệp đình đám trong nước như Vingroup, Sovico, Masan, Eurowindow, VIBbank, Sungroup, VPbank, OCB .., đều ít nhiều trải qua những sóng gió như làng Sen, khi Liên Xô sụp đổ.

Nhiều người trong số họ đã tay trắng. Một số ít tồn tại và phát triển thành những ông chủ lớn. Đó là những cá nhân kiệt xuất, chăm chỉ, và dĩ nhiên còn có cả sự may mắn. Quay trở lại chuyện người giàu. Người giàu ở Việt Nam được dân chúng khái quát chung là những kẻ ăn trên ngồi trốc, luồn cúi và tham nhũng...

Định kiến này một phần do lịch sử, một phần do sự giàu có bất thường của một bộ phận dân chúng, một phần do giáo dục và xây dựng hình ảnh người giàu gắn với những điều xấu xa trong sách vở. Dĩ nhiên, họ đều là những kẻ đáng ghét. Đã đến lúc, chúng ta cần minh định và phân biệt rõ để có thái độ đúng mực với những người giàu có.

Đơn cử như bà Thảo, chủ tập đoàn Sovico, được hãng Bloomberg gán cho cái tên "người phụ nữ tỷ đô". Madam Thảo, tên thân mật mỗi khi một nhân viên nhắc về bà, là CEO hãng hàng không Vietjet Air. Hãng mới ký mua 100 máy bay với hãng Boeing trị giá 11,3 tỷ USD, trong mắt bạn bè là một người dễ chịu, thông minh. "Thảo ngày xưa ở sát chợ Hôm, nhà có cửa hàng bán dược phẩm. Đó là một người phụ nữ bình dị, hay cười, quý trẻ nhỏ, yêu ca hát và nhân hậu" anh M, bạn học cũ của Thảo chia sẻ. Họ là những doanh nhân chân chính.

Di sản của người giàu

Tờ Người Thượng Hải hôm 21/5 đưa tin về một đám cưới đặc biệt, với màn đón dâu bằng chuyên cơ riêng. Cô dâu là con gái một đại phú gia trên sàn chứng khoán Trung Quốc. Đám cưới được cho là "không thể xa xỉ hơn". Buổi lễ vấp phải không ít sự chê trách của công chúng. Những hình ảnh bất bình thường so với đời sống đa số thị dân khiến nhiều người nổi giận và ghét bỏ. Trong bản tin ngắn phát trên Tân Hoa xã đầu tháng 5, nhà chức trách Trung Quốc quyết định cấm các show truyền hình thực tế có sự xuất hiện của các cô chiêu cậu ấm nước này.

Điều này được đông đảo phụ huynh đồng tình. Trong khi đó tại Mỹ, trên tài khoản mạng xã hội, một cô gái khác có tên Christina Chu, liên tục post các hình ảnh tự sướng trên máy bay riêng, những bữa tiệc xa hoa cùng nhóm bạn trên du thuyền, xe hơi bóng lộn, những chiếc túi hàng hiệu trị giá hàng chục ngàn USD. Cô gái 20 tuổi này được coi là đại diện của thế hệ thứ 2 trong những gia đình giàu có Trung Quốc được sắp xếp định cư ở nước ngoài. Họ không ngại khoe những vật dụng xa xỉ trên mạng xã hội.

Tại khu vực Christina Chu sinh sống, cư dân hầu như không quan tâm đến sự hiện diện của cô. Sự tự do gần như tuyệt đối. Giống như ở Trung Quốc, những người giàu có Việt Nam thường cho con cái đi học ở nước ngoài. Nhưng nhiều người giàu định hướng cho con cái chọn lựa cách quay về, phát triển sự nghiệp trên quê hương. Ông Trần Quí Thanh, chủ tập đoàn nước giải khát với doanh số năm 2015 là 500 triệu USD, trong một lần phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CNBC hồi tưởng "tôi được gửi vào trại trẻ mồ côi năm 9 tuổi khi mẹ mất.

Cuộc sống đầy khó khăn nên tôi phải vật lộn và làm việc cật lực mỗi ngày". Ông Thanh đã xây dựng nên một trong những doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu Việt Nam từ con số không, nhờ đã làm việc chăm chỉ cật lực với ý chí quyết tâm đạt đến thành công. Vừa qua, trước vô vàn biến cố ập đến doanh nghiệp do sai lầm trong một số việc xử lí bên trong và bên ngoài. Điều đó khiến ông lo ngại con cái ông sẽ khó đảm đương được công việc thay ông.

Mặc dù ông Thanh thừa nhận, cô con gái ông dự kiến trao quyền mang đầy đủ phẩm chất của một CEO, và cô ta làm việc thường xuyên 16 tiếng một ngày. Nhưng đối diện với áp lực ghét bỏ của cộng đồng sẽ là một điều khó khăn. Ông nói khi kết thúc bài phỏng vấn, "Kế thừa công việc kinh doanh không phải là một món lợi, đó là một trách nhiệm".

Ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Điều hành, Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Cần khoan dung với sự "giàu có"

Ông Thanh, bà Thảo và rất nhiều ông chủ khác đang phải đối diện với sự nhiều định kiến trên mạng xã hội. Mặc dù, doanh nghiệp của họ đang tạo công ăn việc làm cho cả trăm ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp. Tân Hiệp Phát cũng vậy. Ông Thanh cũng đối diện với cáo buộc không chứng cớ về đời sống riêng tư và sở thích bài bạc của mình. Các ví dụ này chỉ phản ánh một phần nhỏ sự kì thị người giàu trong xã hội Việt Nam. Khi có mạng xã hội tiếp tay, thái độ căm ghét người giàu trở thành vũ khí của những "anh hùng bàn phím". Câu hỏi đặt ra ở đây: khi căm ghét người giàu, xã hội được gì? Và bao giờ, một tỷ phú Việt được yêu quý như ông chủ của mạng xã hội Facebook, của Microsoft, của Apple...

Nguyễn Thị Thảo / Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh