Cần Thơ: Nỗ lực thu hẹp bất bình đẳng giới
- Dược liệu
- 20:07 - 29/12/2018
- TP Cần Thơ nhân rộng mô hình bình đẳng giới trong gia đình
- Bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập
- Trao giải cuộc thi viết về Bình đẳng giới năm 2018
- Đẩy mạnh hợp tác về lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới
- Bình Dương: Bình đẳng giới và chung tay vì một xã hội không còn bạo lực gia đình
Từ những khó khăn...
Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ (Hội LHPN) thành phố Cần Thơ, trong nhóm dân số ở độ tuổi lao động khu vực nông thôn có gần 40% nữ giới chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tập trung ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa. Bà Diệp Thị Thu Hồng, Chủ tịch Hội Hội LHPN thành phố Cần Thơ cho biết, một trong những nguyên nhân đó là phụ nữ vùng sâu vùng xa ít cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Nhiều người đi làm cả ngày, về nhà phải một mình đảm đương việc nội trợ, chăm sóc con cái mà vẫn không được cho là lao động chính trong nhà. Ngoài ra, ở những vùng đặc biệt khó khăn, hầu hết chị em đều mang tâm lý tự ti, mặc cảm, chưa thực sự cố gắng vươn lên. Nhiều người còn mơ hồ về Luật BĐG cho dù cán bộ xã, huyện đã tích cực giải thích, tuyên truyền.
Các cấp Hội phụ nữ Cần Thơ thường xuyên tuyên truyền Luật BĐG và Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Theo ông Lương Văn Trừ, Trưởng ban Dân tộc thành phố Cần Thơ, từ khi thực hiện Chương trình quốc gia BĐG năm 2011 đến nay, Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả, thu hẹp dần khoảng cách về bất bình đẳng. Trong đó những kiến thức về BĐG, phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động BĐG tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp không ít thách thức do tư tưởng địa phương, xem nhẹ vai trò của phụ nữ. Nhiều phụ nữ phải san sẻ gánh nặng mưu sinh với gia đình nhưng bản thân lại phải cam chịu, không được học hành, giao lưu, tiếp xúc với xã hội.
Đẩy mạnh thu hẹp BĐG
Thông qua Đề án “Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025”, thành phố Cần Thơ tập trung nâng cao nhận thức và thúc đẩy thực hiện BĐG ở vùng dân tộc thiểu số với nhiều nhiệm vụ then chốt. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BĐG với nhiều hình thức nhằm chuyển biến nhận thức và hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người. Các đơn vị giáo dục, nhất là các trường lớp bán trú và dân tộc nội trú đẩy mạnh đưa nội dung BĐG, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình vào trường học. Đồng thời, lồng ghép tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các tiểu phẩm tuyên truyền về pháp luật BĐG tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế kém phát triển.
Đặc biệt, thành phố Cần Thơ cũng đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ nguồn lực và kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các sở, ngành liên quan thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện BĐG cho đội ngũ cán bộ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Với nhiều hoạt động thiết thực, thành phố Cần Thơ phấn đấu đến năm 2025 có 100% cán bộ làm công tác dân tộc địa phương; 50% cán bộ làm công tác liên quan đến BĐG ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số được phổ biến pháp luật về BĐG; 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về BĐG. Tất cả hệ thống trường học bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và BĐG với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi. Từ 30-50% các xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống xây dựng mô hình về BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.