THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:37

Cần Thơ: Giải pháp để cung ứng và giải quyết việc làm cho lao động

Kịp thời tiếp sức cho doanh nghiệp

Chịu tác động mạnh của dịch COVID-19 trong thời gian qua, các ngành, nghề khu vực sản xuất kinh doanh thương mại, vận tải hành  khách, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi  giải trí… đã kiệt sức để chống chọi với dịch bệnh.

Theo bà Trần Thị Xuân Mai, GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ, hiện có 71/170 doanh nghiệp (DN) trong khu công nghiệp (CN) đang hoạt động, tỷ lệ 41,76% với tổng số lao động 7.243/40.526 lao động, chiếm 17,87%. Số DN tạm dừng hoạt động là 99/170 DN, tỷ lệ 58,24%. Lao động tạm dừng hoạt động 33.283/40.526 tỷ lệ 82,13%. Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thương mại ngoài khu CN có 189/997 DN đang hoạt động, chiếm 18,96% với tổng số lao động  7.596/31.432 lao động, chiếm 24,17%. TP tiếp nhận được 87 doanh nghiệp  gửi phương án để sản xuất trở lại (34 phương án “3 tại chỗ”, 41 phương án 2 tại  chỗ - vùng xanh và 12 phương án kết hợp 3 tại chỗ và 2 tại chỗ - vùng xanh).

TP tiếp nhận được 87 doanh nghiệp  gửi phương án để sản xuất trở lại (34 phương án “3 tại chỗ”, 41 phương án 2 tại  chỗ - vùng xanh và 12 phương án kết hợp 3 tại chỗ và 2 tại chỗ - vùng xanh

TP tiếp nhận được 87 doanh nghiệp gửi phương án để sản xuất trở lại (34 phương án “3 tại chỗ”, 41 phương án 2 tại chỗ - vùng xanh và 12 phương án kết hợp 3 tại chỗ và 2 tại chỗ - vùng xanh

“Rõ ràng là doanh nghiệp chờ được phép tái sản xuất kinh doanh như "một cá thể chờ nguồn nước trong khô hạn" và muốn chính quyền hỗ trợ: chi phí test COVID-19 định kỳ, các chính sách về quản lý như giấy phép đi lại, vận chuyển, mô hình sản xuất... cần nới lỏng và thuận lợi hơn”, bà Mai chia sẻ.

Theo bà Xuân Mai, tuy ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhưng các HTX đã thực hiện nhiều giải pháp như sử dụng quỹ dự phòng để trả lương và hỗ trợ tài chính cho người lao động; ứng dụng công cụ trực tuyến để  quản trị; hỗ trợ người lao động phương tiện phòng, chống dịch bệnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; sử dụng nguồn dự phòng tài chính để trang  trải….

Cùng đó, ngành chức năng thành phố đã chủ động liên hệ với nhiều kênh phân phối, đơn vị thu mua tiêu thụ nông sản, góp phần tiếp sức cho các HTX duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19.

bà Trần Thị Xuân Mai – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ

Tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề ngắn hạn cho lao động

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm  trong các ngành, vẫn còn xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng và đặc biệt là  việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để, người lao  động bị mất việc làm, ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương, hoãn hợp đồng  lao động, phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu  nhập…

Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân, Phó Giám đốc Trung tâm DVVL TP.Cần Thơ, qua  thống kê của Trung tâm, tổng số doanh nghiệp TP.Cần Thơ đang theo dõi là 1.182 doanh nghiệp; số doanh nghiệp đã tạm dừng là 1.031 (tương đương 87,23%), số doanh nghiệp còn hoạt động là 151 doanh nghiệp (tương đương 12,77%).

 Từ 30/9 đến 6/10/2021, Trung tâm đã tiếp nhận lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 205 người. Lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 288 người. Lao động thông báo tìm kiếm việc làm là 1.198 người. Có 198 người lao động bị ảnh hưởng việc làm và  mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay, việc vực dậy thị trường lao động tại Cần Thơ trong quý cuối năm 2021 sẽ là thách thức rất lớn

trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay, việc vực dậy thị trường lao động tại Cần Thơ trong quý cuối năm 2021 sẽ là thách thức rất lớn

“Sau dịch sẽ có lực lượng lớn người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm tăng cao. Thời gian tới cũng sẽ có sự cạnh tranh giữa lực lượng lao động mới tham gia vào thị trường lao động và lực lượng lao động có kinh nghiệm bị mất việc làm. Doanh nghiệp sẽ khôi phục lại, tình hình tuyển dụng lao động sẽ được tăng lên nhưng chưa cao vì có nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Thêm vào đó, hình thức tuyển dụng lao động trực tuyến phát triển mạnh cùng với các chính sách tuyển dụng linh hoạt”, bà Vân cho hay.

Nhận định về thị trường lao động tại Cần Thơ trong quý cuối năm, bà Nguyễn Thị Bích Vân cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay, việc vực dậy thị trường lao động tại Cần Thơ trong quý cuối năm 2021 sẽ là thách thức rất lớn. Một số ngành, lĩnh vực, như vận tải, hàng không, du lịch,… nếu dịch tiếp tục kéo dài có thể tiếp tục chuyển biến xấu; các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến cũng sẽ bị ngưng trệ. Theo xu hướng lây nhiễm dịch bệnh như hiện nay, dự báo số lao động bị ảnh hưởng như phải cách ly, bị ngừng việc do doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh có thể tăng cao.

Hiện nay, toàn TP. Cần Thơ đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, với vị trí và vai trò kết nối việc làm cho người lao động và doanh nghiệp, Trung tâm DVVL cũng thay đổi phương thức hoạt động đồng hành, tổ chức sự kiện giao dịch việc làm vừa kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Ngoài các sự kiện giao dịch việc làm trong tháng 10, Trung tâm cũng thường xuyên kết nối ứng viên với doanh nghiệp ngay khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và có gửi nhu cầu này về Trung tâm.

Liên quan đến nguồn nhân lực lao động trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ chỉ đạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương và các quận, huyện phối hợp chặt chẽ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nắm thông tin nhu cầu sử dụng lao động ở các đơn vị để tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề ngắn hạn cho các lao động trong thành phố và từ các địa phương khác về thành phố để cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp.

Ông Trần Việt Trường cũng cho biết, khả năng các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ sẽ thiếu hụt lao động rất nhiều, vì vậy các sở, ngành cần nắm thông tin để phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp lực lượng lao động thiếu hụt cho các tỉnh, thành ở vùng trên. Đồng thời, vận động, tuyên truyền người lao động có nhu cầu quay trở lại các tỉnh, thành Đông Nam Bộ thì cung cấp kịp thời cho phía doanh nghiệp để tránh việc các doanh nghiệp sản xuất có chuỗi cung ứng toàn cầu thiếu hụt nguồn nhân lực.

Ngoài ra, nhằm tăng cơ hội kết nối ứng viên với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất, Trung tâm đã tạo các hồ sơ ứng tuyển của các ứng viên có nhu cầu tìm việc thông tin đến doanh nghiệp.

PHA LÊ
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh