Cần Thơ: Cần sự chung tay của cộng đồng chăm sóc người bệnh tâm thần
- Dược liệu
- 13:12 - 23/06/2017
Bệnh nhân tâm thần tham gia lao động tại Trung tâm.
Tăng cường hiệu quả trong công tác chăm sóc người tâm thần
Thực tế công tác chăm sóc người bệnh tâm thần (NTT) đang ngày càng trở thành một thách thức lớn và là gánh nặng đối với gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Do đó, việc phục hồi chức năng (PHCN) cho người bệnh tâm thần là vấn đề cần thiết, rất cần sự chung tay của toàn xã hội.
Ông Châu Hồng Thái, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ cho biết, thực tế sự quan tâm, thăm hỏi, chia sẻ với đối tượng từ phía gia đình hiện nay còn ít, có tình trạng khoán cho Trung tâm lo liệu vì đa số gia đình gặp khó khăn trong kinh tế, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng chưa thuận lợi, đặc biệt là chưa quản lý được hành vi của đối tượng khi kích động, khủng hoảng. Vì vậy ngoài việc chăm sóc của các Trung tâm chăm sóc NTT rất cần sự chung tay của gia đình, xã hội.
Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ, số NTT được quản lý, chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ năm 2015 là 394/3.100 NTT, năm 2016 là 446/3150 NTT. Việc xây dựng kế hoạch, chính sách, dịch vụ/hoạt động của CTXH cá nhân, nhóm, cộng đồng trong chăm sóc NTT tại hai Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ luôn được các cấp các ngành thành phố đặc biệt quan tâm.
Các trung tâm đã xây dựng kế hoạch quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh ban đầu, PHCN, dạy nghề, lao động sản xuất tạo việc làm cho NTT thuyên giảm, NLT; kế hoạch duy tu bảo dưỡng nhà phòng ở, trang bị phương tiện làm việc, đề xuất mở rộng và xây mới thêm khu nhà ở cho NTT. Bên cạnh đó để công tác chăm sóc NTT đạt hiệu quả cao, Sở cũng đã xây dựng kế hoạch nâng cao đời sống công chức, viên chức và người lao động và của đối tượng…
Ngoài ra, nhiều chương trình thiết thực như cập nhật thông tin để thực hiện các dịch vụ, chính sách của Nhà nước đến hoạt động CTXH cá nhân, nhóm, cộng đồng trong chăm sóc NTT. Từ đó trong quá trình vận hành NVCS hướng cho thân chủ tiếp cận các dịch vụ như: Chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT), lao động trị liệu... giúp đối tượng tăng thêm tính độc lập tự chủ, tăng thêm niềm tin tự giải quyết vấn đề, giảm dần việc làm hộ mà thay vào đó là động viên, khích lệ và động viên đối tượng đạt kết quả trong tập luyện tốt.
Các chính sách, dịch vụ dành cho đối tượng cũng được các trung tâm chăm sóc NTT tiếp nhận và xử lý kịp thời như: Giám định SKTT định kỳ quý/năm, mua Thẻ BHYT, kế hoạch thực đơn trong năm/quý/tháng, trong việc tổ chức thực hiện có sơ, tổng kết từng nội dung, công việc.
Hỗ trợ NTT về vật chất lẫn tinh thần
Để giảm tỷ lệ NTT, thời gian qua Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ thường xuyên đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của mọi người về CSSKTT, kiến thức phát hiện và can thiệp sớm, phòng chống tái phát, những liệu pháp kết hợp đông, tây y, lao động trị liệu và PHCN tâm lý xã hội. Kết hợp với các cơ quan báo - đài Trung ương và địa phương, các đoàn thể, các tổ chức xã hội để thu hút các nhà thiện nguyện cùng chia sẻ, hoặc chuyên mục tìm kiếm thông tin về thân nhân của thân chủ, giúp NTT thuyên giảm có cơ hội sớm hòa nhập cộng đồng...
Thời gian qua Sở LĐ-TB&XH thành phố Cần Thơ thường xuyên đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của mọi người về CSSKTT.
Bên cạnh đó, ngành LĐ-TB&XH có nhiều chương trình vận động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, các nhà thiện nguyện… tham gia xã hội hóa cơ sở vật, dụng cụ PHCN, dụng cụ thể thao, phục vụ NTT, từng bước tổ chức thực hiện dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần. Sở cũng đã giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ tăng cường nghiên cứu đổi mới phương pháp làm việc và áp dụng các thành tựu mới vào thực tiễn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, quản lý đối tượng, lưu trữ, các hoạt động phục hồi chức năng.
Trong thời gian tới ngành LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ sẽ đề xuất các cấp các ngành trung ương và địa phương hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị tại các cơ sở bảo trợ chăm sóc và PHCN cho người bệnh tâm thần. Phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và PHCN cho người rối nhiễu tâm trí, người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng; phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về trợ giúp, PHCN cho người bệnh tâm thần.