CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:47

Cần nhiều tài năng khoa học quốc tế thúc đẩy Việt Nam vươn lên

 

Về phía Việt Nam có ông Nguyễn Kim Hiệu, nguyên Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, GS Trần Thanh Vân- Chủ tịch Hội khoa học gặp gỡ Việt Nam, ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cùng nhiều lãnh đạo các bộ-ngành và tỉnh Bình Định.

Khai mạc hội thảo, GS Trần Thanh Vân cám ơn các nhà khoa học đã tham gia hội thảo bằng tất cả tấm lòng và tâm huyết của những người yêu mến khoa học. Chúng tôi mong Việt Nam có sự cải thiện về quản trị khoa học một cách bền vững. Làm khoa học nên hướng đến những dự án thực tế, có giá trị, hiệu quả thực tiễn. Chúng tôi không muốn xây dựng lên những dự án khoa học cao siêu, hào nhoáng rồi đắp chiếu”, GS Trần Thanh Vân chia sẻ: 25 năm trước khi thành lập Tổ chức Khoa học và Giáo dục - Gặp gỡ Việt Nam, GS Trần Thanh Vân cho biết, Hội nghị khoa học “Gặp gỡ Việt Nam” đầu tiên diễn ra vào năm 1993 ở Hà Nội. Lúc đó tình hình rất khó khăn, chúng tôi không thuê khách sạn nào mà ở nhà khách quân đội, thiếu điện, thiếu gạo… nhưng lúc đó chúng tôi đã mời được 1 giáo sư Mỹ đoạt giải Nobel đến Việt Nam là điều hết sức tuyệt vời. Sau đó, nhiều hội nghị khoa học Gặp gỡ Việt Nam đã diễn ra ở Hà Nội, TP. HCM, Huế.

GS Trần Thanh Vân(thứ 2 từ phải sang) đón các nhà khoa học quốc tế đến dự hội thảo.

GS Trần Thanh Vân (thứ 2 từ phải sang) đón các nhà khoa học quốc tế đến dự hội thảo.

 

Từ đó đến nay, Hội đã không ngừng xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu khoa học, kết nối lớp trẻ Việt Nam với bạn bè năm châu. Năm 2012, Hội Khoa học “Gặp gỡ Việt Nam” trở thành đối tác chính thức của UNESCO.

Hội đã tổ chức 14 lần các chuỗi hội nghị khoa học “Gặp gỡ Việt Nam”, thu hút hàng nghìn nhà khoa học danh tiếng, nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel đến tham gia.

Có nhiều câu hỏi xoay quanh việc chọn Qui Nhơn làm địa điểm xây dựng Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) chứ không phải là ở các trung kinh tâm kinh tế-xã hội của đất nước, GS Trần Thanh Vân cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu, lựa chọn rất nhiều nơi để đặt trung tâm, việc chọn nơi hẻo lánh để các nhà khoa học toàn tâm, toàn ý đến để nghiên cứu, làm việc. Với mục tiêu tạo cơ hội cho các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận với các nhà khoa học quốc tế. Các quan đểm tư duy về khoa học sẽ thường xuyên được trao đổi tại Việt Nam. Mặt khác tạo cơ hội cho các nhà khoa học trẻ của Việt Nam tiếp cận với các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới để có nhiều cơ hội hợp tác sâu, rộng hơn. Vấn đề quan trọng là tạo điều kiện cho các thạc sĩ trẻ độc lập trong nghiên cứu, tự do phát triển, có đủ điều kiện để nghiên cứu, chỉ cần nhận lương mà không cần tiền của bất cứ ai khác. Hiện nay, tại Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) của chúng tôi có 2 nhóm, một nhóm về khoa học lý thuyết và một nhóm khoa học thực nghiệm đang làm việc tại đấy.

Các nhà khoa học và đại biểu chụp hình lưu niệm.

Các nhà khoa học và đại biểu chụp hình lưu niệm.

 

 

Trung tâm đã tổ chức 40 hội nghị khoa học quốc tế đỉnh cao và 16 trường học khoa học chuyên đề với hơn 3.500 nhà khoa học quốc tế, trong đó có 12 giáo sư Nobel, 2 giáo sư đoạt giải Fields, 2 giáo sư đạt giải Kavli (giải thưởng cao nhất trong lĩnh vực Thiên văn học), 1 giáo sư đạt giải Shaw, 1 giáo sư đạt giải Kalinga (ONU) và CINO DEL DUCA (Viện Hàn lâm khoa học Pháp). Tháng 8 tới đây, tiếp tục có 2-3 GS Nobel đến dự hội nghị khoa học “các cửa sổ nhìn ra vũ trụ” để kỷ niệm 25 năm Gặp gỡ Việt Nam.

Các khóa học quốc tế theo chuyên đề cũng được tổ chức để đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu khoa học cho sinh viên, nghiên cứu viên trẻ của Việt Nam và châu Á, tụ họp khoảng 100 sinh viên châu Á và hơn 20 giáo sư quốc tế trình độ cao giảng dạy hàng năm.

Khoa học cần sự hợp tác quốc tế. Khoa học Việt Nam còn rất yếu kém vì thế chúng ta phải “lợi dụng” tài năng khoa học quốc tế đến để kéo mình đi lên. Do đó, chúng ta phải mở cửa, luôn tìm kiếm, mời các nhà khoa học thế giới đến Việt Nam để chúng ta học hỏi.

Quang cảnh hội thảo Khoa học và phát triển.

Quang cảnh hội thảo Khoa học và phát triển.

 

 

Mục tiêu của Hội khoa học “Gặp gỡ Việt Nam” là đóng góp một phần nào đó vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ tương lai của Việt Nam. Hội lôi kéo nhà khoa học quốc tế đến để tạo điều kiện cơ hội cho các nhà khoa học Việt Nam giao lưu, học hỏi với các nhà khoa học quốc tế.

Mỗi lần các GS đoạt giải Nobel đến Việt Nam, chúng tôi đều cố gắng tổ chức để các GS gặp gỡ giáo viên, sinh viên Việt Nam, nhất là các bạn trẻ nhằm hun đúc, khơi gợi tình yêu với khoa học. Tôi muốn mang khoa học đến với công chúng một cách rộng rãi và sâu sắc hơn.

Chính vì vậy, bên cạnh các hội thảo khoa học quốc tế, Hội khoa học “Gặp gỡ Việt Nam” còn tổ chức các khóa học chuyên đề cho sinh viên, các buổi thuyết trình khoa học đại chúng, các buổi giao lưu trực tuyến, trực tiếp với các giáo sư đoạt giải Nobel và học sinh, sinh viên.

Tổ chức các trường hè về khoa học, trong đó 50% là học sinh quốc tế, 50 học sinh Việt Nam. Hội đã tổ chức 35 lớp học quốc tế về Vật lý lý thuyết, Vật lý thiên văn, Toán học, Toán ứng dụng trong y học để đào tạo nhân lực khoa học chất lượng cao trong các lĩnh vực này cho Việt Nam và giúp đỡ các sinh viên, nghiên cứu trẻ có cơ hội tiếp xúc, học hỏi các giáo sư giỏi, tìm kiếm cơ hội nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

Nhiều đề tài và tư duy khoa học được như: Tác động xã hội và kinh tế của khoa học đối với xã hội- Tính cảnh báo và khả thi của khoa học- Các mô hình khoa học và phát triển- Khoa học và việc hoạch định chính sách- Khoa học và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- khoa học yếu tố để thúc đây đối thoại và Vai trò của khoa học trong đổi mới và sáng tạo được các nhà khoa học, các diễn giả đưa ra trao đổi, chia sẻ.

Thứ trưởng Lê Quân và  ông Finn KYDLAND Nobel kinh tế năm 2004.

Thứ trưởng Lê Quân và ông Finn KYDLAND Nobel kinh tế năm 2004.

 

Trao đổi tại hội thảo, Đại sứ Cộng hòa Pháp Bertrand Lortholary tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của các nhà khoa học Việt Nam cũng như quốc tế đã duy trì và thường xuyên tổ chức cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm cũng như cách truyền bá tinh thần khoa học vào thực tiễn ở Việt Nam. “… Tôi thực sự ấn tượng với những gì mà Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) đã làm được trong những năm qua và những quan điểm khoa học chia sẻ tại  hội thảo lần này sẽ là tiền đề cho phát triển. Từ khoa học chúng ta phát hiện những điểm yếu trong hệ thống cũ để điều chỉnh nó, phát triển nó cho tương lai của mình, hy vọng những kinh nghiệm và lời khuyên quý  báu của các nhà khoa học thông qua chương trình Gặp gỡ Việt nam này sẽ giúp Việt Nam phát triển. Các nhà khoa học trên thế giới cần tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong sự phát triển…” ông Bertrand Lortholary nói.

Thứ trưởng Lê Quân trao đổi với Q.TBT báo LĐ-XH, thuviensuckhoe.org.

Thứ trưởng Lê Quân trao đổi với Q.TBT báo LĐ-XH/ báo Dân sinh 

 

Bên lề hội thảo, Thứ trưởng Lê Quân cho biết: Chúng ta cần rất nhiều hội thảo như thế này, đó là cơ hội để được tiếp cận những ý tưởng, quan điểm khoa học cho sự phát triển kinh tế- xã hội từ các nhà khoa học trên thế giới, những mổ sẻ của các nhà khoa học có giá trị cốt lõi rất lớn, chính họ sẽ chỉ cho chúng ta những điều cần làm, cần thay đổi, khắc phục để hoàn thiện từ nhận thức đến hành động. Với lớp trẻ hiện nay, điều kiện để làm khoa học là rất khó, trong đó khó về tinh thần, điều kiện kinh tế là hạn chế rất lớn để các bạn trẻ đủ tâm huyết dành cho khoa học, vì thế khi các nhà khoa học đến Việt Nam  sẽ là cơ hội cho chúng ta và các bạn trẻ có những nhận thức đúng đắn hơn về tư duy làm khoa học, từ đó ứng dụng nó vào thực tiễn hành ngày.

Thứ trưởng Lê Quân cũng chia sẻ về những đề tài khoa học, dự án về quản trị nhân sự từ những năm 2000 với hàng nghìn hội viên tham gia đến nay vẫn vận hành tốt, vẫn là sân chơi, là nơi trao đổi kiến thức, là nơi dự trữ, khơi nguồn những ý tưởng khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ…”

 

 

 

Đông Hải

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh