THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:56

Cần nghiên cứu nâng Đề án 32 thành Luật Công tác xã hội

 

Trong việc triển khai, Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh đã sáng tạo, tham mưu chọn hướng đi đúng, đặc biệt trong việc trình HĐND-UBND tỉnh xem xét, thành lập hệ thống cộng tác viên công tác xã hội(CTXH) ở các phường, xã, tổ dân cư (Hiện, toàn tỉnh có 1.950 cộng tác viên CTXH, được hưởng phụ cấp bằng 0,2 mức lương tối thiểu/người/tháng); thành lập Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, cấp bách.

Ông Trương Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh: "Đối tượng của Trung tâm là tất cả các đối tượng có nhu cầu hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội"

 Triển khai Đề án 32, Trung tâm  xác định các nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2011-2015 gồm những gì, thưa ông?

-Bắt đầu triển khai, chúng tôi đã xác định 3 nhóm vấn đề lớn: Đó là  bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH; phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH và tập trung tuyên truyển nâng cao nhận thức của cộng đồng về CTXH. Với việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức rà soát, thống kê gần 5.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH đang hoạt động, công tác tại các cơ sở bảo trợ xã hội, tại các xã, các thôn bản, khu phố trên địa bàn tỉnh. Sau đó, lập kế hoạch phát triển mạng lưới và đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ này thành nhân viên CTXH theo hướng chuyên nghiệp.

Trong quá trình thực hiện Đề án 32, chúng tôi nhận thấy việc triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH chỉ thực hiện tập trung ở tuyến tỉnh là chưa đủ bởi các đối tượng, nhất là các đối tượng yếu thế và các vấn đề xã hội cần được can thiệp lại thường xảy ra ở tuyến cơ sở là chủ yếu. Do vậy, năm 2012, cùng với việc duy trì các hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH ở cấp tỉnh, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện xây dựng thí điểm mô hình hệ thống CTXH tại 4 huyện: mỗi huyện có 1 văn phòng CTXH, 2 văn phòng ở cấp xã, 1 văn phòng tại trường học. Hiện nay, số văn phòng CTXH các cấp là 17 với số cán bộ, nhân viên chuyên trách và kiêm nhiệm là 59 người... Phải nói là chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai Đề án 32...

Toàn cảnh Trung tâm

Phòng khám rối nhiễu tâm trí

Vậy Trung tâm đã tháo gỡ khó khăn như thế nào, thưa ông?

 

-Đầu tiên là do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ trong quá trình triển khai nghề CTXH: Hiến pháp và các quy định pháp luật trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, nuôi con nuôi, trợ giúp pháp lý, giáo dục, y tế, lao động xã hội ….đã tạo nền tảng pháp lý cần thiết để phát triển nghề CTXH, nhưng trong các văn bản đó không xác định được rõ đó là hoạt động của CTXH; không chỉ rõ vị trí, vai trò, quyền hạn của người làm CTXH trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, tức là không có hành lang pháp lý cho người làm nghề hoạt động.

Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có văn bản nào quy định để phối hợp giữa hoạt động CTXH với các ngành chức năng liên quan như công an, y tế, các đoàn thể quần chúng, nhất là trong hoạt động can thiệp hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp.

Tư vấn trực tiếp tại cộng đồng

Đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH nhất là ở cấp huyện và cơ sở còn thiếu; trình độ và năng lực, kinh nghiệm thực tế của một số cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế. Từ năm 2012, bên cạnh việc thực hiện chức năng nhiệm vụ với đối tượng là trẻ em, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Công tác xã hội và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ để thực hiện nhiệm vụ theo Đề án 32, theo đó đối tượng của Trung tâm là tất cả các đối tượng có nhu cầu hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội….

 Ông cho biết một số kết quả sau 5 năm thực hiện Đề án 32 của tỉnh Quảng Ninh?

- Sau 5 năm thực hiện, trước hết, phải kể đến việc Trung tâm đã tham mưu đề xuất cho tỉnh nhiều nội dung, đơn cử như thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010- 2020 trên địa bàn tỉnh; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 32, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Đề án 32 tỉnh Quảng Ninh; tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH.v.v... Cùng với đó, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về nghề công tác xã hội. Chúng tôi đã xác định một trong những hoạt động trọng tâm của tỉnh khi thực hiện Đề án 32 là phải chủ động đến với cộng đồng, đẩy mạnh công tác truyền thông trên cơ sở phân loại và xác định đối tượng để có nội dung truyền thông cụ thể với các hình thức truyền thông phù hợp, đặc biệt là tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại thôn, bản khu phố.

Ông Hùng chia sẻ: "Chúng tôi đã xác định một trong những hoạt động trọng tâm của tỉnh khi thực hiện Đề án 32 là phải chủ động đến với cộng đồng..."

Quá trình triển khai Đề án 32 tỉnh Quảng Ninh có đề xuất, kiến nghị gì?

-Từ thực tiễn triển khai Đề án 32 ở tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đề nghị Bộ LĐ-TB&XH xem xét đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội xây dựng và ban hành Luật (hoặc Pháp lệnh) về nghề CTXH.

Trước mắt có thể ban hành Nghị định để có cơ sở pháp lý đầy đủ trong quá trình thực hiện phát triển nghề CTXH, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành cơ chế đặc thù trong việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH và chế độ đãi ngộ phù hợp... Chỉ đạo thành lập các Chi hội nghề CTXH tại tuyến tỉnh, tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ CTXH cho các cán bộ quản lý và nhân viên CTXH cho các địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành về CTXH...

- Xin cảm ơn ông!

Thanh Phúc/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh