THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:15

Căn cứ viên chức được miễn chế độ tập sự

 

Tháng 12/2014, bà Nga trúng tuyển viên chức, vẫn làm việc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện, được bổ nhiệm ngạch kế toán viên đại học, mã số 06.031, hệ số lương 2,34; tập sự 1 năm (từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2015). Thời gian nâng lương lần sau tính từ tháng 1/2016. Đến thời điểm tháng 11/2016, bà Nga đang hưởng lương bậc 5/12, hệ số 2,66.

Bà Nga hỏi, trường hợp của bà có được miễn thời gian tập sự không? Thời gian trước bà đã làm việc theo hình thức hợp đồng, đóng BHXH bắt buộc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện có được tính làm căn cứ để xếp lương không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1, Điều 27 Luật Viên chức quy định, người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Theo hướng dẫn tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

- Đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên.

- Trong thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định nêu trên thì phải thực hiện chế độ tập sự.

Theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên ngành kế toán thì, yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ, năng lực và trình độ đào tạo của chức danh nghề nghiệp kế toán viên đại học (mã số 06.031) và kế toán viên trung cấp (mã số 06.032) là khác nhau.

Theo bà Mai Phương Nga phản ánh, bà đã có thời gian công tác, đóng BHXH bắt buộc từ tháng 7/2005 đến nay, nhưng công việc chuyên môn nghiệp vụ bà Nga đã làm (từ tháng 7/2005 đến hết tháng 12/2014) là chức danh kế toán viên trung cấp (mã số 06.032), chưa phù hợp với công việc chuyên môn nghiệp vụ được tuyển dụng, bổ nhiệm là chức danh kế toán viên đại học (mã số 06.031).

Trường hợp bà Nga phải thực hiện chế độ tập sự nhằm nắm vững chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm mới; trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu và tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Về việc xếp lương khi bổ nhiệm, theo luật sư, bà Nga là người lao động đang hưởng lương bậc 5/12 hệ số 2,66 theo thang lương viên chức loại B (trình độ trung cấp) bảng lương số 3 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, khi trúng tuyển viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cao hơn, trình độ cao hơn, vì vậy đơn vị cần áp dụng quy định tại Điểm a, Khoản 1, Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ để xếp lương như trường hợp xếp lương khi nâng ngạch.

Theo đó, căn cứ vào hệ số lương bà Nga đang hưởng ở ngạch cũ (2,66) để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới (bậc 2/9 hệ số 2,67 thang lương viên chức A1 bảng lương số 3 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP). Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Do chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ (2,67 - 2,66 = 0,01) nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ (là 0,2), nên thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh