THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:35

Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ: Khu di tích đừng để bị lãng quên

 

Trong kháng chiến chống Mỹ, Cần Thơ là trung tâm đầu não vùng IV chiến thuật của Mỹ và chế độ Việt Nam cộng hòa, tập trung nhiều cơ quan, binh chủng, vũ khí các loại, là nơi địch xuất quân đánh phá các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đây cũng là địa bàn mà địch đánh phá ác liệt nhất. Từ năm 1972 đến 1975, Tỉnh ủy Cần Thơ đã hoạt động tại căn cứ, dựa vào dân bám trụ địa bàn và lãnh đạo phong trào đấu tranh chống giặc của nhân dân Cần Thơ. 

         Lối vào Khu di tích Tỉnh ủy Cần Thơ

Năm 1990, nơi đây được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Từ năm 2004 đến nay, từ nguồn vốn Trung ương và địa phương, Hậu Giang đã mở rộng, trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, sửa chữa, với tổng kinh phí trên 2,2 tỉ đồng. Công trình này được khởi công vào năm 1972 tại nền nhà Bà Bái, một địa chủ xưa, nên mọi người quen gọi là “Căn cứ Bà Bái”. Ban đầu, chỉ vài căn nhà nhỏ là nơi làm việc của Ban Thường vụ, Văn phòng… Sau đó, mở rộng thêm hội trường, nhà thường trực, nhà ở cho cán bộ nữ, nhà khách, nhà ăn... Lúc này, toàn khu có diện tích khoảng 6ha.

         Căn nhà làm việc được phục dựng lại

Di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, nằm trên địa bàn ấp Phương Quới B, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, với diện tích gần 9ha, cách thành phố Cần Thơ 44km và cách thành phố Vị Thanh 24km theo Quốc lộ 61.

Di tích căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ giờ đây đã trở thành nơi bảo tồn giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống Cách mạng cho các thế hệ. Đây là nơi để người dân tham quan, tìm hiểu lịch sử; các cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên hành quân về nguồn tìm hiểu về khu căn cứ, về hoạt động của những thế hệ cha anh vi vậy rất cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn, cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền để nơi đây ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với mọi người.

NGUYỄN KIM TUẤN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh