THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 06:59

Cận cảnh Tháp Champa Phú Diên xác lập kỷ lục thế giới và công tác bảo tồn công trình

Tháp Champa Phú Diên nhìn từ trên cao

Tháp Champa Phú Diên nhìn từ trên cao

Từ ngày Thap Champa Phú Diên (xã Phú Diên, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) được phát hiện và được bảo vệ và được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia, công trình đã trở thành một điểm nhấn, điểm đến, không gian “kết nối” trong hoạt động tham quan, du lịch biển. Theo người dân địa phương, Phú Diên là một xã ven biển của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Người dân nơi đây trước chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản, sản xuất nông nghiệp. Nhưng những năm trở lại đây, địa phương đã chú trọng hơn, đã bắt đầu chuyển hướng sang làm du lịch - dịch vụ. Chính công trình kiến trúc Tháp Champa cổ ở khu vực bãi tắm Phú Diên được phát hiện và được tu bổ, bảo tồn, phát huy giá trị đã tạo nên tác động giúp du lịch Phú Diên phát triển. 

Ông Nguyễn Hùng Trương (55 tuổi, thôn Phương Diên, xã Phú Diên, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) - chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại bãi tắm Phú Diên, đồng thời là bảo vệ của Tháp Champa cho biết, từ khi ngôi tháp được phát hiện và được đưa tin rộng rãi, công trình đã góp phần tạo điểm nhấn cho bộ mặt du lịch biển của xã Phú Diên. Du khách ngày càng biết đến Tháp Champa Phú Diên và bãi tắm Phú Diên nhiều hơn. Chính quyền địa phương cũng đã cho cải tạo, chỉnh trang khu vực bãi tắm Phú Diên, đồng thời quy hoạch, tổ chức các khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống để người dân vào buôn bán, qua đó tạo công ăn việc làm, thu nhập tốt hơn cho một bộ phận người dân. Các hàng quán cũng góp phần tiêu thụ nguồn thuỷ sản do ngư dân xã nhà đánh bắt mang vào bờ bán.

Vậy Tháp Champa cổ Phú Diên có những nét độc đáo gì và được gìn giữ, bảo vệ như thế nào trong suốt hơn 20 năm qua từ sau ngày phát lộ.

Empty
Có thể khẳng định đây là một kiến trúc thuộc nền văn hóa Champa có giá trị về mặt khoa học, lịch sử.

Có thể khẳng định đây là một kiến trúc thuộc nền văn hóa Champa có giá trị về mặt khoa học, lịch sử.

Tháp Champa Phú Diên được phát hiện ngày 18/4/2001 bởi một nhóm công nhân khai thác khoáng sản titan. Khi đó, công trình nằm sâu dưới lòng cát từ 5 - 7m. Với phần nền móng công trình phụ bên cạnh, có thể đây là một cụm công trình tháp hơn là một tháp đơn lẻ.

Tháp Champa Phú Diên được phát hiện ngày 18/4/2001 bởi một nhóm công nhân khai thác khoáng sản titan. Khi đó, công trình nằm sâu dưới lòng cát từ 5 - 7m. Với phần nền móng công trình phụ bên cạnh, có thể đây là một cụm công trình tháp hơn là một tháp đơn lẻ.

Nhìn tổng thể Tháp Phú Diên là một khối kiến trúc hình chữ nhật. Càng lên cao càng giật cấp thu nhỏ dần với các thành phần khác nhau như móng tháp, chân đế tháp, thân và diềm mái tháp, dưới móng tháp là một lớp đá sạn cuội làm nền cho đế tháp.

Nhìn tổng thể Tháp Phú Diên là một khối kiến trúc hình chữ nhật. Càng lên cao càng giật cấp thu nhỏ dần với các thành phần khác nhau như móng tháp, chân đế tháp, thân và diềm mái tháp, dưới móng tháp là một lớp đá sạn cuội làm nền cho đế tháp.

Theo các nhà nghiên cứu, Tháp Champa Phú Diên là một trong những công trình kiến trúc gạch Champa sớm nhất còn lại ở khu vực Miền Trung, khoảng thế kỷ VIII.

Theo các nhà nghiên cứu, Tháp Champa Phú Diên là một trong những công trình kiến trúc gạch Champa sớm nhất còn lại ở khu vực Miền Trung, khoảng thế kỷ VIII.

Sự có mặt của các hiện vật Yoni bằng đá, bình gốm… trong lòng tháp Phú Diên là những hiện vật đặc trưng cho việc thờ cúng của dân tộc Chăm xưa nay.

Sự có mặt của các hiện vật Yoni bằng đá, bình gốm… trong lòng tháp Phú Diên là những hiện vật đặc trưng cho việc thờ cúng của dân tộc Chăm xưa nay.

Tháp Champa Phú Diên đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 28/12/2001.

Tháp Champa Phú Diên đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 28/12/2001.

Ngày 14/3/2022, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) có quyết định xác lập Kỷ lục Việt Nam đối với Tháp Phú Diên với tiêu chí là “Tháp Phú Diên - Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên tại Việt Nam”.

Ngày 14/3/2022, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) có quyết định xác lập Kỷ lục Việt Nam đối với Tháp Phú Diên với tiêu chí là “Tháp Phú Diên - Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên tại Việt Nam”.

Đến ngày 30/5/2022, Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) trao quyết định xác lập Kỷ lục thế giới với tiêu chí Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới.

Đến ngày 30/5/2022, Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) trao quyết định xác lập Kỷ lục thế giới với tiêu chí "Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới".

Empty
Theo ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế (cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị của tháp), từ ngày phát hiện đến nay, công trình kiến trục nghệ thuật độc đáo Tháp Champa Phú Diên đối diện với rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự an toàn, tồn tại lâu dài của nó.

Theo ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế (cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị của tháp), từ ngày phát hiện đến nay, công trình kiến trục nghệ thuật độc đáo Tháp Champa Phú Diên đối diện với rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự an toàn, tồn tại lâu dài của nó.

Tháp nằm rất sát bờ biển, nằm sâu dưới bề mặt cát và so với mực nước biển khá thấp. Đến những mùa mưa bão, gió lớn, thuỷ triều dâng cao, khu vực xung quanh tháp sẽ bị ngập. Mặt khác, do gần sát với biển nên khi có bão lớn, gió mạnh làm xuất hiện hiện tượng cát bay sẽ có nguy cơ làm vùi lấp công trình.

Tháp nằm rất sát bờ biển, nằm sâu dưới bề mặt cát và so với mực nước biển khá thấp. Đến những mùa mưa bão, gió lớn, thuỷ triều dâng cao, khu vực xung quanh tháp sẽ bị ngập. Mặt khác, do gần sát với biển nên khi có bão lớn, gió mạnh làm xuất hiện hiện tượng cát bay sẽ có nguy cơ làm vùi lấp công trình.

Để bảo vệ tháp lâu dài, cơ quan quản lý đã thực hiện nhiều biện pháp cả mang tính trước mắt lẫn lâu dài. Điển hình như việc bảo vệ toàn bộ ngôi tháp, thì đã cho xây dựng nhà kính bao che toàn bộ; đối với khu vực xung quanh đã cho trồng cây xanh (cây dương) phù hợp với điều kiện bờ biển để để bảo vệ khi có gió mạnh hay vào mùa mưa bão.

Để bảo vệ tháp lâu dài, cơ quan quản lý đã thực hiện nhiều biện pháp cả mang tính trước mắt lẫn lâu dài. Điển hình như việc bảo vệ toàn bộ ngôi tháp, thì đã cho xây dựng nhà kính bao che toàn bộ; đối với khu vực xung quanh đã cho trồng cây xanh (cây dương) phù hợp với điều kiện bờ biển để để bảo vệ khi có gió mạnh hay vào mùa mưa bão.

Theo định kỳ 3 - 7 năm, đơn vị sẽ cho trét hoá chất lên bề mặt tháp để tránh hiện tượng xâm thực của muối biển và hơi nước làm các lớp gạch của tháp bị mục đi.

Theo định kỳ 3 - 7 năm, đơn vị sẽ cho trét hoá chất lên bề mặt tháp để tránh hiện tượng xâm thực của muối biển và hơi nước làm các lớp gạch của tháp bị mục đi.

Empty
Nguy cơ cao gây ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình là sự sụt lún của cát khi mà đường bờ biển tại xã Phú Diên đang ngày càng bị xâm thực nặng do mưa bão, biến đổi khí hậu.

Nguy cơ cao gây ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình là sự sụt lún của cát khi mà đường bờ biển tại xã Phú Diên đang ngày càng bị xâm thực nặng do mưa bão, biến đổi khí hậu.

Theo ông Lộc, từ khi được phát hiện và trải qua quá trình tu bổ, vấn đề lún của Tháp Champa Phú Diên rất được quan tâm. Để xử lý vấn đề này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó giải pháp tối ưu nhất được lựa chọn đó là bơm một khối bê tông khá lớn xuống dưới đáy tháp để làm chắc phần nền móng, tránh sụt lún. Việc bơm bê tông xuống đáy sẽ bảo đảm được sự tồn tại lâu dài của tháp.

Theo ông Lộc, từ khi được phát hiện và trải qua quá trình tu bổ, vấn đề lún của Tháp Champa Phú Diên rất được quan tâm. Để xử lý vấn đề này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó giải pháp tối ưu nhất được lựa chọn đó là bơm một khối bê tông khá lớn xuống dưới đáy tháp để làm chắc phần nền móng, tránh sụt lún. Việc bơm bê tông xuống đáy sẽ bảo đảm được sự tồn tại lâu dài của tháp.

Là một người gắn bó từ những ngày đầu công trình được phát hiện, bảo tồn, ông Nguyễn Hùng Trương cho biết công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị của Tháp Champa cổ đã được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một người dân sống ở vùng đồi cát, ông Trương cho rằng để bảo vệ tốt hơn nữa, bảo đảm sự bền vững lâu dài của Tháp cơ quan chức năng cần thay đổi một chút kết cấu của nhà kính bảo vệ tháp hiện nay.

Là một người gắn bó từ những ngày đầu công trình được phát hiện, bảo tồn, ông Nguyễn Hùng Trương cho biết công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị của Tháp Champa cổ đã được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một người dân sống ở vùng đồi cát, ông Trương cho rằng để bảo vệ tốt hơn nữa, bảo đảm sự bền vững lâu dài của Tháp cơ quan chức năng cần thay đổi một chút kết cấu của nhà kính bảo vệ tháp hiện nay.

Theo ông, nên giảm bớt các tấm kính và thay bằng những vật liệu ít hấp thụ nhiệt để tránh tích tụ nền nhiệt độ cao ở bên trong nhà kính, gây bốc hơi nước làm ảnh hưởng đến công trình kiến trúc.

Theo ông, nên giảm bớt các tấm kính và thay bằng những vật liệu ít hấp thụ nhiệt để tránh tích tụ nền nhiệt độ cao ở bên trong nhà kính, gây bốc hơi nước làm ảnh hưởng đến công trình kiến trúc.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh