THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:57

Cám cảnh 2 bà cháu bán vé số dạo sống trong túp lều rách nát cạnh chuồng gà ở TP.HCM

Từ thông tin lan truyền trên mạng xã hội, PV báo Lao động và Xã hội (Báo điện tử Dân sinh) đã tìm về tổ 6, hẻm 29, đường số 4, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM. Ngay từ đầu hẻm khi chúng tôi hỏi về trường hợp 2 bà cháu làm nghề bán vé số sống trong một túp lều cũ nát không người nào ở đây là không biết đến.

Trò chuyện với chúng tôi, người dân sống ở khu phố cho biết, đó là trường hợp của 2 bà cháu Lê Ngọc Tuyết (60 tuổi) và bé Diễm My (6 tuổi).

Cám cảnh 2 bà cháu bán vé số dạo sống trong túp lều rách nát cạnh chuồng gà ở TP.HCM - Ảnh 1.

Bà Tuyết trong túp lều của mình.

"Hai bà cháu bà Tuyết khổ lắm cậu ơi, trước đây họ thuê một phòng trọ trong hẻm 29 để sống nhưng được một thời gian vì không đủ tiền để trả tiền phòng nên 2 bà cháu đã dọn ra bãi đất trống cuối hẻm dựng cọc và che mấy tấm bạt rách sống tạm qua ngày. Ngày nắng thì nóng, còn ngày mưa thì tất cả áo quần, đồ đạc bị ướt hết sạch", một người dân cho hay.

Men theo con đường nhỏ cuối hẻm, đi qua bãi đất hoang vu với nhiều cây cỏ dại mọc um tùm, cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến được nơi ở của 2 bà cháu bà Tuyết. Vừa đến nơi, chúng tôi sững người và không thể tin trước mắt mình là một nơi 2 bà cháu có thể ở. Lúc này một người bạn đi cùng tôi thỏ thẻ "nhìn cảnh này không khác gì chị Dậu giữa đời thường".

Cám cảnh 2 bà cháu bán vé số dạo sống trong túp lều rách nát cạnh chuồng gà ở TP.HCM - Ảnh 2.

Chiếc túi để đi bán vé số hàng ngày là tài sản lớn nhất của 2 bà cháu.

Trong một túp lều rách nát, tuềnh toàng chưa đầy 10m2, chỉ được che vài tấm bạt rách và vài mảnh tôn đã cũ là một chiếc giường ọp ẹp và một góc bếp với 1 cái chảo, 1 nồi cơm điện đã cũ cùng vài cái chén mẻ…đặt cạnh chiếc giường.

Điều đáng nói là túp lều của 2 bà cháu sinh sống nằm chung với chuồng gà của người dân. Chỉ ngồi ở đây một lúc là chúng tôi gần như không chịu được mùi hôi thối từ chuồng gà bốc lên nhưng với 2 bà cháu bà Tuyết thì điều đó rất bình thường.

Cám cảnh 2 bà cháu bán vé số dạo sống trong túp lều rách nát cạnh chuồng gà ở TP.HCM - Ảnh 3.

Bà tuyết vui mừng khi nhận được gạo từ máy "ATM gạo" về nấu cơm ăn cùng nước tương.

Ngồi một góc trong túp lều, bà Tuyết đượm buồn kể lại: Trước đây bà sống cùng với người con gái nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn con gái bà bỏ nhà đi rồi có bầu với một thanh niên. Khi nghe tin con có bầu nhưng người thanh niên không chịu trách nhiệm. Bà Tuyết phải lặn lội đi tìm, chăm sóc cho con gái đến ngày sinh bé Diễm My. Sau khi sinh xong bé Diễm My con gái bà Tuyết lại theo bạn bè rủ rê bỏ lại đứa con cho bà rồi sang tận Trung Quốc.

Từ đó một mình bà Tuyết lại tất bật dầm sương dãi nắng làm đủ nghề để kiếm tiền trang trải nuôi cháu gái. Thời gian gần đây do tuổi già, sức yếu và bị bệnh nên bà chỉ còn đủ sức gắng gượng đi bán vé số, nhưng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hoạt động bán vé số tạm ngưng nên bà chỉ biết ở nhà với cháu có cơm ăn cơm có mì gói ăn mì gói sống tạm qua ngày.

Cám cảnh 2 bà cháu bán vé số dạo sống trong túp lều rách nát cạnh chuồng gà ở TP.HCM - Ảnh 4.

Bà Tuyết kể về cuộc đời đầy cực khổ của mình.

"Mấy ngày đầu tôi chỉ đủ tiền mua thùng mì gói về dự trữ để 2 bà cháu ăn, ngày nào cũng mì nước rồi lại mì xào. Tôi thì sao cũng được nhưng mỗi lần thấy bé Diễm My bưng bát mì là tôi lại chảy 2 hàng nước mắt", bà Tuyết tâm sự.

May mắn là gần đây có nhiều máy "ATM gạo" từ thiện dành cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nên bà Tuyết đã lặn lội đến xin về nấu cơm trắng ăn với nước tương nên cũng xen kẻ được bữa cơm bữa mì gói.

"Thấy bữa nào cháu gái cũng ăn mì hoặc cơm trắng với nước tương tôi không đành lòng, nhưng trong nhà ngoài chiếc xe đạp cũ của bé Diễm My thì không còn vật gì có giá trị để bán nên tôi đã cắn răng bán chiếc xe đạp với giá 30.000 đồng để mua trứng về nấu bữa cơm thật ngon cho cháu gái", bà Tuyết vừa nói vừa khóc.

Cám cảnh 2 bà cháu bán vé số dạo sống trong túp lều rách nát cạnh chuồng gà ở TP.HCM - Ảnh 5.

Bên cạnh chỗ ngủ của 2 bà cháu Diễm My là chuồng gà của người dân.

Điều đáng buồn nữa là từ khi sinh ra đến nay, bé Diễm My chưa được làm khai sinh, nhà lại nghèo nên cô bé hàng ngày đi theo bà rảo khắp mọi nẻo đường Sài Gòn để bán vé số mưu sinh qua ngày.

Giơ bàn tay bé nhỏ lau dòng nước mắt cho bà ngoại rồi ôm chặt lấy bà, bé Diễm My vừa mếu máo vừa nói: "Bà đừng khóc nữa, khi nào cháu lớn cháu sẻ đi làm nuôi bà!".

Cám cảnh 2 bà cháu bán vé số dạo sống trong túp lều rách nát cạnh chuồng gà ở TP.HCM - Ảnh 6.

Bé Diễm My (6 tuổi) ôm chặt lấy bà khi thấy bà khóc.

Khi chúng tôi hỏi về túp lều này thì bà Tuyết cho biết, trước kia 2 bà cháu có thuê phòng trọ giá rẻ để ở nhưng vì không đủ tiền để trang trải nên 2 bà cháu đành phải dọn ra ngoài nhưng không biết đi đâu về đâu. Thấy 2 bà cháu không có nơi để ngủ nên người dân gần đó đã cho dựng mấy tấm tôn và tấm bạt ở góc đất trống để ở qua ngày.

Cám cảnh 2 bà cháu bán vé số dạo sống trong túp lều rách nát cạnh chuồng gà ở TP.HCM - Ảnh 7.

Bà Tuyết mong muốn nhanh chóng hết dịch bệnh để 2 bà cháu tiếp tục đi bán vé số có thu nhập sống qua ngày.

Bày tỏ mong muốn và ước mơ lớn nhất của đời mình, bà Tuyết mong muốn nhanh chóng hết dịch bệnh để 2 bà cháu tiếp tục được đi bán vé số có thu nhập để sống qua ngày. Điều mà bà vẫn đau đáu nhất là mong muốn bé Diễm My được đi học như bao bạn bè cùng trang lứa để sau này không phải khổ như bà.

Video: Bên trong túp lều của 2 bà cháu Diễm My.

Chia tay 2 bà cháu, chúng tôi ra về nhưng trên đường từ túp lều về nhà trong lòng chúng tôi như trĩu nặng với hình ảnh bé Diễm My bưng chiếc chén mẻ ăn cơm với nước tương, cảnh 2 bà cháu ôm nhau khóc… trong túp lều rách nát. Chúng tôi luôn trăn trở rồi những ngày tới 2 bà cháu Diễm My sẻ ống như thế nào? Tương lai bé Diễm My liệu có thoát ra được khỏi vòng xoáy luẩn quẩn nghèo khó hay không?

Để 2 bà cháu không phải sống trong túp lều rách nát, để bé Diễm My được ăn bữa cơm có thịt và được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa…rất mong các mạnh thường quânchính quyền địa phương giúp đỡ hỗ trợ kịp thời cho 2 bà cháu.

XUÂN TRƯỜNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh