CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:19

Các tỷ phú 'bay' 14.000 tỷ đồng; đại gia Thanh Hoá xếp top sàn chứng khoán Việt

Buổi sáng kinh hoàng của giới đầu tư, 3 tỷ phú đô la mất gần 14.000 tỷ đồng

Áp lực bán tháo trong phiên giao dịch sáng 11/10 đã đẩy các chỉ số chứng khoán lao dốc mạnh và việc các mã lớn giảm sâu đã khiến thị trường “gãy trụ”.

Ba tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam bị sụt giảm mạnh tài sản do chứng khoán giảm sâu

Cụ thể, VIC giảm 4.600 đồng; VJC giảm 6.300 đồng, CTD giảm 7.800 đồng, SAB giảm 5.000 đồng, ROS giảm 2.100 đồng; HPG giảm 1.900 đồng… Mức giảm sâu của cổ phiếu không những tác động tiêu cực lên chỉ số mà còn khiến giá trị tài sản trong cổ phiếu của các tỷ phú hàng đầu bị sụt giảm đáng kể.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ trong 1 buổi sáng mất tới 8.579,8 tỷ đồng; ông Trần Đình Long mất 1.015 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Phương Thảo mất 4.372 tỷ đồng; ông Trịnh Văn Quyết mất gần 803 tỷ đồng….

Ái nữ số 1: Vượt Bầu Đức lên bà chủ quyền lực bậc nhất Việt Nam

Thông tin từ Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) của nhà bà Đặng Huỳnh Ức My cho biết, công ty đã công bố các nội dung trình đại hội đồng cổ đông bất thường dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Bà Đặng Huỳnh Ức My

Một nội dung quan trọng là SBT trình cổ đông phê duyệt việc bà Đặng Huỳnh Ức My và người có liên quan được nhận chuyển nhượng cổ phiếu công ty để nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 55% mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai. Thời gian nhận chuyển nhượng trong vòng 12 tháng kể từ ngày nội dung này được cổ đông thông qua.

Như vậy, nếu hoàn tất nội dung này, đây là bước cuối cùng để bà Đặng Huỳnh Ức My và người có liên quan trở thành nhóm cổ đông chi phối doanh nghiệp mía đường số 1 Việt Nam. Trước đó, bà Đặng Huỳnh Ức My cũng đã ròng rã mua vào cổ phiếu SBT trong 4-5 năm qua.

Đại gia miền Tây bứt phá

Phiên giao dịch ngày 10/10, cổ phiếu MPC của Thủy sản Minh Phú cũng bật tăng mạnh 2.100 đồng tương ứng 4,2% trong sáng nay lên 51.600 đồng. Mức tăng sáng nay của MPC đã xóa sạch những thiệt hại của 3 phiên giảm liên tục trước đó.

Vốn hóa Minh Phú đã nhanh chóng gia tăng thêm 236 tỷ đồng. Ở mức giá hiện nay, MPC đã tăng gần 41% trong vòng 1 tháng qua. Lãnh đạo Minh Phú cho biết, sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 thì công ty này sẽ chuyển sang niêm yết trên sàn TPHCM, nghĩa là việc chuyển sàn của “Vua tôm” sẽ phải chờ đến năm 2019.

Minh Phú là “ông lớn” về thủy sản của thế giới. Vợ chồng ông Lê Văn Quang – bà Chu Thị Bình đang lãnh đạo doanh nghiệp này và cũng là cổ đông lớn nhất của Minh Phú. Bà Chu Thị Bình nắm 34,95 triệu cổ phiếu (tương ứng 25,41%), còn ông Lê Văn Quang nắm 31,92 triệu cổ phiếu (tương ứng 23,21%).

Hoàng kim trở lại, đại gia Dương Ngọc Minh tăng gấp 3 lần tài sản

Cổ phiếu HVG của Hùng Vương tiếp tục diễn biến bất lợi với phiên giảm sàn thứ hai trong ngày 9/10 lùi xuống mức giá 7.620 đồng. Cuối phiên, mã này không hề có dư mua, trong khi khối lượng khớp lệnh chỉ đạt 149 nghìn đơn vị thì dư bán giá trần vẫn còn tới hơn 4 triệu cổ phiếu.

Như vậy có thể thấy, trong bối cảnh tâm lý thị trường chưa ổn định, nhà đầu tư đã quyết định xả hàng HVG để chốt lời sau chuỗi tăng nóng của dòng cổ phiếu thuỷ sản suốt nhiều tháng qua. Trước đó, mã này đã có chuỗi tăng cực kỳ ấn tượng khi hướng thẳng một mạch từ 5.190 đồng phiên 21/9 lên 8.800 đồng trong phiên 5/10.

"Vua cá" Dương Ngọc Minh tăng mạnh tài sản chỉ trong một thời gian ngắn nhờ giá cổ phiếu tăng phi mã

Dù có hai phiên giảm sàn khiến 262 tỷ đồng vốn hoá của Hùng Vương bị “bốc hơi” song tính trong vòng 1 tuần qua, HVG vẫn đạt được mức tăng tốt 11,24%. Mức tăng giá suốt 1 tháng qua của HVG đạt gần 96% và tăng tới 223% trong vòng 3 tháng.

Mức giá thấp nhất của HVG trong năm rơi vào ngày 6/7/2018. Tại thời điểm đó, thị giá HVG ở mức 2.280 đồng. Với mức giá hiện tại, mỗi cổ phiếu HVG trong hơn 3 tháng qua đã tăng 5.340 đồng, tương ứng tăng trên 234%.

Tại Hùng Vương, ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty này đang sở hữu tới 39,13% cổ phần tương ứng với 86,88 triệu cổ phiếu. Như vậy, trong vòng 3 tháng, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông chủ Hùng Vương đã tăng 464 tỷ đồng và hiện đang đạt 662 tỷ đồng.

Cuối tuần rực rỡ, người giàu nhất Việt Nam “đòi” lại 5.600 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 12/10, VIC với sự hồi phục tích cực đã giúp tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup đã lấy lại được gần 5.600 tỷ đồng giá trị tài sản trong tài khoản chứng khoán. Trải qua nhiều biến động của giá cổ phiếu, hiện ông Phạm Nhật Vượng đang có 6,3 tỷ USD tài sản ròng, xếp thứ 241 trong danh sách những người giàu nhất thế giới và tiếp tục là người giàu nhất Việt Nam, theo Forbes.

Đại gia Thanh Hoá nào sở hữu nghìn tỷ đồng?

Trong top danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt cũng gọi tên ông Doãn Tới. Với việc sở hữu gần 62 triệu cổ phiếu ANV, ông Doãn Tới có số tài sản tương ứng trên sàn chứng khoán Việt là 1.430 tỷ đồng. Hiện ông đứng ở vị trí thứ 51 trong danh sách người giàu sàn chứng khoán Việt.

Xếp tiếp theo là ông Lương Trí Thìn, ông Thìn sinh năm 1976 tại Thanh Hóa, là một cử nhân kinh tế. Ông Thìn hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG), chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Với hơn 32 triệu cổ phần DXG đang sở hữu, tài sản của ông Thìn tương ứng với khoản tiền 932 tỷ đồng. Với “túi tiền” này, ông Thìn đứng thứ 70 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.

Theo Dân Trí

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh