THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:42

Các nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy khiến người dân hoang mang, việc kinh doanh của các cơ sở cũng phải chịu những tác động tiêu cực, thiệt hại về tài sản và xảy ra chết người, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động. Vì vậy, việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ là rất cần thiết.

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tại  Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:

- Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;

+ Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

+ Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

+ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

+ Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

+ Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

+ Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;

+ Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

+ Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

+ Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

+ Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group huấn luyện ATVSLĐ liên quan phòng cháy, chữa cháy tại Công ty Cổ Phần Sản xuất Bao Bì Thái Yên, tỉnh Thanh Hóa.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group huấn luyện ATVSLĐ liên quan phòng cháy, chữa cháy tại Công ty Cổ Phần Sản xuất Bao Bì Thái Yên, tỉnh Thanh Hóa.

+ Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định này;

+ Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định này;

+ Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 33 của Nghi định này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 của Nghi định này.

+ Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;

+ Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.

- Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:

+ Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện; danh sách trích ngang lý lịch của người đã được huấn luyện;

+ Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22); danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký huấn luyện;

+ Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).

- Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp bị hư hỏng gồm văn bản đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC24) và Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đã được cấp trước đó.

- Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp bị mất: Văn bản đề nghị cấp đổi cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC24).

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 13 Điều này theo một trong các hình thức sau:

+ Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;

+ Trực tuyến tại cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);

+ Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).

 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy

- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

- Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;

+ Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.

BẢO NGỌC

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh