Các nội dung, đối tượng được huấn luyện an toàn điện
- Bài thuốc hay
- 05:36 - 28/06/2023
1. An toàn điện
An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động: Những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện: thiếu các hiểu biết về an toàn điện; không tuân theo các quy tắc về an toàn điện.
Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề phòng sự cố xảy ra tại nạn điện. Những biện pháp an toàn điện giúp người lao động được bảo vệ tốt hơn khi tiếp xúc , làm việc trong môi trường có nguy cơ xảy ra tai nạn điện như: các nhà máy, phân xưởng, công trình, ….
An toàn điện là một hệ thống các biện pháp tổ chức và phương tiện kỹ thuật để ngăn chặn các tác động có hại và nguy hiểm đối với con người từ dòng điện, hồ quang điện, trường điện từ và tĩnh điện.
2. Nguyên tắc an toàn điện
Dưới đây một số nguyên tắc đảm bảo an toàn điện yêu cầu cần phải tuân thủ thực hiện:
- Đảm bảo người lao động phải biết phương thức vận hành máy trước khi sử dụng
- Dây cắm phải đủ dài, các vị trí ổ cắm phải đủ tải và không nên sử dụng quá nhiều phích cắm chung một ổ
- Sắp xếp đường dây điện gọn gàng vừa phòng tránh tai nạn và hạn chế rủi ro chập điện
- Yêu cầu người thợ sửa điện phải có kiến thức chuyên môn cao đồng thời phải có kinh nghiệm thi công nhiều dự án lớn
- Ngừng sử dụng điện khi phát hiện sự cố rò hay hư hỏng điện
- Những thiết bị, ổ cắm điện cần được lắp đặt trên cao cách mặt đất trên 1m
- Tuyệt đối không sử dụng thiết bị điện, dây điện kém chất lượng
- Mang dày dép, đồ bảo hộ cao xúc, thiết bị cách điện khi tiến hành sửa chữa, bảo trì
3. Đối tượng được huấn luyện an toàn điện
- Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
- Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
- Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
4. Nội dung huấn luyện an toàn điện
Nội dung huấn luyện phần lý thuyết
- Nội dung huấn luyện chung
+ Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;
+ Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;
+ Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;
+ Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;
+ Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
- Nội dung huấn luyện cho người làm công việc vận hành đường dây
+ Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành đường dây;
+ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây điện;
+ An toàn trong việc: Kiểm tra đường dây điện; làm việc trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện; làm việc trên cao.
- Nội dung huấn luyện cho người công việc vận hành thiết bị, trạm điện:
+ Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành trạm điện;
+ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
+ An toàn trong việc: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện;
+ Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
- Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện
+ An toàn trong việc đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;
+ An toàn trong việc lắp, dựng cột;
+ An toàn trong việc rải, căng dây dẫn, dây chống sét;
+An toàn trong việc lắp đặt thiết bị điện.
- Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện, kiểm định
+ Quy trình vận hành, quy trình thí nghiệm, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm kiểm định, phòng thí nghiệm; biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm, kiểm định;
+ An toàn điện trong việc tiến hành thử nghiệm, kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện, vật liệu điện.
- Nội dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây điện, thiết bị điện
+ Đối với đường dây điện: An toàn trong việc sửa chữa trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;
+ Đối với thiết bị điện: An toàn trong khi làm việc với từng loại thiết bị điện.
- Nội dung huấn luyện cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt: An toàn trong việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.
- Nội dung huấn luyện cho điều độ viên hệ thống điện
+ Các quy trình quy định liên quan đến điều độ, thao tác, xử lý sự cố;
+ An toàn khi thao tác, xử lý sự cố, giao nhận đường dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với trực ban đơn vị quản lý vận hành.
Nội dung huấn luyện phần thực hành
- Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
- Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
- Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
5. Tổ chức huấn luyện
- Đối với người lao động quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
+ Xây dựng tài liệu huấn luyện, sát hạch và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người lao động;
+ Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này;
+ Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt;
- Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện
+ Người huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó;
+ Người huấn luyện, sát hạch phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
- Hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch
+ Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ;
+ Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ;
+ Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
- Tùy theo điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động có thể tổ chức huấn luyện riêng về an toàn điện theo nội dung quy định tại Thông tư này hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy hoặc phối hợp với đơn vị huấn luyện khác được pháp luật quy định.
- Chi phí tổ chức huấn luyện, cấp thẻ do người sử dụng lao động chi trả.