THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:36

Các hội đua ghe Việt

1. Đua ghe (thuyền) là lễ hội mang nhiều ý nghĩa, có ở nhiều nơi trên khắp  đất Việt. Có thể nói bất cứ nơi đâu trên đất nước ta có sông lớn là có tục đua ghe, thuyền.

Đó là lễ hội thờ thần nước, tín ngưỡng phồn thực được hình thành trên quan niệm lưỡng âm (âm - dương) hay các hiện tượng đối ứng nhau như: Mặt trăng – mặt trời, khô – ướt, lửa – nước, chim – rắn... đặc sắc của từng vùng miền, dân tộc.Các hội đua ghe Việt

Lùi về thời lập nước, lễ hội này được thể hiện rõ nét trên các mặt trống đồng Sông Đà (Hòa Bình), Miếu Môn (Hà Tây), Ngọc Lũ (Hà Nam)... Nhiều sách sử đã chép rằng vua Lê Đại Hành là người đầu tiên đặt lệ nâng lễ đua thuyền thành quốc lễ, và được các triều đại Lý, Trần, Nguyễn duy trì tổ chức lễ hội hàng năm.

Mặc dù đây là loại hình văn hóa phổ biến nhưng do điều kiện sản xuất, môi trường tự nhiên, đời sống của từng vùng không giống nhau cho nên tổ chức, tục lệ mang một nét riêng. Cũng là đua ghe nhưng mỗi địa phương lại có tên gọi khác nhau như : “Tiệc bơi” (Vĩnh Phú),  “Đấu chu” (Hà Bắc), “Chèo chải” (Thanh Hóa)...Các hội đua ghe Việt

Ở Nam bộ, ngoài hội đua ghe của người Việt còn có hội đua ghe Ngo của người Khơmer. Vùng miền Tây Nam bộ, do điều kiện địa hình tự nhiên với chằng chịt sông ngòi nên việc đi lại rất khó khăn.

Do vậy, khi bắt đầu đến cư trú, sinh sống, người Khơmer chọn ghe, thuyền độc mộc làm phương tiện vận chuyển đi lại. Sau này, trong các cuộc chiến tranh xung đột sắc tộc, người Khơmer tạo ra cách đục đẽo ra “tuk ngo” để cho gọn nhẹ, di chuyển bơi nhanh hơn.

Hình thù của các ghe Ngo tựa như con rắn mình thon thon thoai thoải về hai phía, đầu uốn cong và thấp hơn đằng sau lái một chút. Ghe có chiều cong và có cây đóng cặp chặt ở đáy nối dài từ đầu tới sau lái, trên cong đóng nhiều thanh cây ngang, chiều ngang độ 1,2 m vừa để cho hai người ngồi bơi thoải mái theo từng cặp song song.Các hội đua ghe Việt

Ghe Ngo thường có từ 46- 48 tới 50 chỗ cho người ngồi bơi và người chỉ huy. Thân ghe sơn bằng màu đỏ với độ dày khoảng 5 cm, hai bên be trạm trổ hoặc vẽ vẩy rồng, rắn theo mô phỏng vị thần Naga.

Đầu ghe vẽ các hình con thú, như con chim công, con sư tử, con cọp, con voi... vừa tượng trưng cho vẻ đẹp đồng thời biểu hiện cho sức mạnh của chiếc ghe.

2. Hiện nay lễ hội đua ghe Ngo của người Khơmer Nam bộ được chú ý nhiều nhất và được nâng tầm trở thành Festival ghe Ngo tổ chức lần đầu tiên tại tỉnh Sóc Trăng.

Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng Mai Khương cho rằng, cuộc đua ghe Ngo hàng năm quy tụ ở Sóc Trăng đã trở thành ngày hội chung của ba dân tộc Khơmer - Việt - Hoa, làm mối quan hệ cộng đồng các dân tộc ở khu vực gần gũi về tâm lý, tình cảm, đoàn kết gắn bó nhau trong lao động sản xuất, xây dựng hạnh phúc chung của cộng đồng.Các hội đua ghe Việt

Huấn luyện viên Canoeing Trịnh Anh Khoa cho biết: “Để chuẩn bị lực lượng tham gia một cuộc thi, phải tiến hành thành lập đội suốt một năm trước.

Ban huấn luyện hướng dẫn các VĐV tập một ngày hai buổi (sáng và chiều): Tập thả lỏng, tập tạ, chạy việt dã, chèo, các bài tập bổ trợ kỹ thuật, phát triển cơ lưng bụng, khắc phục trọng lượng cơ thể, chiến thuật và rèn luyện tâm lý cho các VĐV thi đấu ổn định”.

Anh Danh Sơn, VĐV đua ghe Ngo tâm sự: “Ngoài tập luyện kỹ thuật, kỷ luật, còn phải chú trọng tính đoàn kết đồng đội khi tham gia cuộc đua. Thông thường tham gia cuộc đua ghe Ngo có hàng chục chiếc ghe đại diện cho các chùa hay cộng đồng ở nhiều địa phương. Ban tổ chức chia các đội tham dự thành hai nhóm A và B.

Nhóm A là các ghe đã được xếp hạng trong mùa giải trước. Nhóm B là tất cả các ghe ngo còn lại. Nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng và tiếng hò - hụi của các đội đua đang khởi động làm sôi động cả khúc sông.Các hội đua ghe Việt

Trong đua ghe ngo, việc cầm lái giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng. Đó là các yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.

Dù khác nhau đôi nét về cách thức tổ chức, hội đua ghe Ngo Khơmer dưới mắt người dự hội vẫn là dịp biểu dương sức mạnh đồng đội, hoạt động văn hóa thể thao, tinh thần thượng võ, truyền thống với niềm tự hào cộng đồng.

Thiên Phương - Ảnh: Thanh Hải

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh