Các hiệp định thương mại thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng của nhà máy phục vụ xuất nhập khẩu
- Bài thuốc hay
- 20:29 - 08/08/2019
Ảnh minh họa
Tuyển dụng cho bất động sản công nghiệp trỗi dậy từ làn sóng FDI đầu tư
Theo ghi nhận, từ 6 tháng trở lại trở lại đây, do nguồn vốn FDI đổ vào xây dựng nhà máy đã kéo theo sự lên ngôi của bất động sản công nghiệp (bất động sản công nghiệp là các mảnh đất có qui mô lớn được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, văn phòng), chưa kể hàng loạt công ty mở rộng văn phòng cũng tác động tới nhu cầu cho thuê bất động sản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI đầu tư trực tiếp vào bất động sản thương mại cũng phần nào kích thích sự phát triển mạnh mẽ của phân khúc này. Trong Qúy 2 năm 2019, các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM không còn là điểm đến duy nhất của các nhà đầu tư bất động sản nữa, thay vào đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thị trường mới như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Thuận, Vũng Tàu…
Các tập đoàn có nhu cầu tuyển dụng các vị trí chủ chốt hoặc các vị trí thay thế mới do ứng viên hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu. Dự đoán cho 6 tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực này tiếp tục ổn định, những tập đoàn có ý định mở rộng sẽ tuyển các vị trí cấp cao chủ chốt. Các chuyên gia nước ngoài cũng được các tập đoàn “săn lùng” cho các vị trí liên quan đến kỹ thuật và quản lý vận hành bất động sản.
Ngành hóa chất phụ trợ cho sản xuất tăng mạnh về tuyển dụng do tác động của nhu cầu phát triển nhà máy
Liên quan đến làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam 6 tháng trở lại đây và từ đầu tư FDI vào ngành công nghiệp sản xuất, ngành hóa chất phụ trợ cho sản xuất cũng tăng cao đột biến về nhu cầu tuyển dụng, theo đó so với quý trước, nhu cầu tuyển dụng của mảng này đã tăng hơn gấp 3 lần.
Bên cạnh đó, Navigos Search ghi nhận có sự dịch chuyển từ Nam ra Bắc của các công ty hóa chất phụ trợ cho sản xuất, do nhu cầu mở rộng và phát triển nhà máy tại miền Bắc đang tăng mạnh. Các vị trí tuyển dụng chủ yếu là kinh doanh và khối văn phòng hỗ trợ.
Làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại vào Quý 2 do cạnh tranh chi phí nhân công và đàm phán thương mại của Mỹ - Trung liên tục biến động
Đối với ngành dệt may, da giày, các doanh nghiệp sản xuất phục vụ cho xuất khẩu của Trung Quốc đang chuyển hướng dịch chuyển các đơn hàng sản xuất từ Việt Nam sang các nước khác như: Malaysia, Bangladesh, Indonesia… do chi phí sản xuất cạnh tranh hơn (bao gồm giá nhân công rẻ hơn Việt Nam), theo đó doanh số bền vững từ Việt Nam mang lại cho các doanh nghiệp này được đánh giá chỉ vẫn ở dạng “tiềm năng”.
Tại miền Nam, nhu cầu tuyển dụng trong ngành công nghiệp phụ trợ và dây chuyền sản xuất cũng có dấu hiệu chững lại, nguyên nhân là do đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã xuất hiện dấu hiệu nối lại. Các công ty lớn của Mỹ trong lĩnh vực vật liệu công nghệ cao cũng đang khảo sát thị trường và tìm hiểu luật pháp Việt Nam cho việc đặt nhà máy tại đây, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức thăm dò vì đang chờ đợi các quyết định cuối cùng từ cuộc đàm phán thương mại. Tuy nhiên, dự báo trong Quý 3, làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc trong các lĩnh vực này đang tiếp tục tái khởi động vì cuộc đàm phán thương mại xoay chuyển về tình thế ban đầu.
Các hiệp định thương mại thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng của các nhà máy phục vụ xuất nhập khẩu và mở ra tiềm năng lớn cho dịch vụ chuyên môn
Hiện nhiều khu công nghệ cao tại miền Nam đang sản xuất với nhu cầu chiếm đến 90% chỉ phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nhu cầu tuyển dụng của các khu công nghiệp này thuộc Bình Dương, Biên Hòa tiếp tục tăng cao và ổn định.
Theo quan sát, các hiệp định thương mại được thông qua có liên quan đến việc mở ra nhiều tiềm năng đầu tư vào dịch vụ chuyên môn (hậu mãi, quảng cáo, tư vấn nhân sự, dịch vụ sức khỏe…) của các doanh nghiệp. Theo ghi nhận, các công ty đang trong quá trình thăm dò mở công ty và tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng tăng cao đột biến, lên đến 50% so với các tháng trước đây.