CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 04:00

Cả nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt gần 97%

 

Trong số đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt 92,9%; đất lâm nghiệp đạt 98,2%, đất nuôi trồng thủy sản đạt 86,1%; đất ở nông thôn đạt 96,1%; đất ở đô thị đạt 98,3%; đất chuyên dùng đạt 86,9%; cơ sở tôn giáo đạt 83,6%.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục đã tổng hợp các trường hợp còn tồn đọng chưa được cấp GCN lần đầu và phân tích nguyên nhân vướng mắc để đề xuất các giải pháp thực hiện hoàn thành công tác cấp GCN lần đầu trên phạm vi cả nước. Trong đó, việc tồn đọng chủ yếu do, người dân chưa kê khai đăng ký chiếm 34,1%; do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 1/1/2008 trở về sau, đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất chiếm 10,7%; phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không nộp và không có nhu cầu ghi nợ chiếm 5,4%; hồ sơ chưa hoàn thành thủ tục chia thừa kế chiếm 5,2%; đất lấn chiếm giao trái thẩm quyền không phù hợp quy hoạch chiếm 3,6%; chưa hoàn thành thủ tục báo cáo rà soát hiện trạng sử dụng đất chiếm 0,98%; còn lại là các trường hợp như: đất công ích nằm trong cùng thửa đất, sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật, tranh chấp đất đai, vướng trong xác định hạn mức đất ở...

Ngoài ra, Tổng cục đã đôn đốc các địa phương triển khai xây dựng Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường, cả nước có 51 tỉnh, thành phố có đất có nguồn gốc nông, lâm trường, trong đó có 32 tỉnh có nhiệm vụ thực hiện trong Đề án, đến nay, có 15 tỉnh đã lập Đề án, trong đó, có 7 tỉnh đã phê duyệt Đề án (tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Yên, Kon Tum, Quảng Trị, Thái Nguyên và Hậu Giang). Tuy vậy, hầu hết, các tỉnh hiện nay, vẫn chưa triển khai thực hiện, do chưa bố trí được kinh phí.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hiện, đã có 132/713 đơn vị cấp huyện xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính (chiếm 18,5% trên tổng số huyện), đây là nền tảng quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, phục vụ đa mục tiêu và vận hành Chính phủ điện tử.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Tổng cục đã tiếp nhận 25 Văn bản của 24 tỉnh, thành phố đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp, trong đó, Tổng cục đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ 7 Văn bản chấp thuận cho các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Nghệ An, Bình Định, Bắc Giang, Trà Vinh, Hải Phòng được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công trình, dự án; các hồ sơ còn lại Tổng cục đang lấy ý kiến Bộ NN&PTNT và đề nghị địa phương bổ sung thêm thành phần hồ sơ theo quy định…

CHÂU ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh