Cà Mau: Ứng dụng công nghệ IOT vào quản lý nông nghiệp
- Công nghệ mới
- 22:43 - 02/01/2019
Theo đó, phần mềm ứng dụng IOT được chia thành 7 phân hệ quản lý gồm: Quản lý thông tin về giá cả thị trường; quản lý dữ liệu ngành nông nghiệp; hệ thống giám sát, thu thập thông tin môi trường ngành nông nghiệp; quản lý chỉ đạo, điều hành; quản lý sạt lở, thiên tai, xâm nhập mặn, quản lý các vùng qua bản đồ; ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp thông tin nông nghiệp cho người dân và doanh nghiệp; hệ thống cung cấp thông tin vật tư ngành nông nghiệp.
Cà Mau là vùng sản xuất nông nghiệp lớn, nên việc ứng dụng công nghệ IOT vào hoạt động của ngành nông nghiệp là phù hợp nhằm đảm bảo cho công tác sản xuất của người dân đạt sản lượng, chất lượng cao hơn. Đồng thời, giúp người dân tránh rủi ro trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Cà Mau ứng dụng công nghệ IOT vào quản lý nông nghiệp và phát triển mô hình nuôi tôm. (Ảnh minh họa).
Chủ trương lớn của tỉnh Cà Mau về phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh đã nhận được sự đồng thuận cao từ chính quyền địa phương và người nuôi. Đây là mô hình đã tạo sự đột phá cho sản lượng tôm nuôi trong tỉnh, tỷ lệ thành công lớn đang khiến cho diện tích nuôi tăng nhanh, mở ra nhiều triển vọng cho ngành tôm Cà Mau.
Theo đó, từ khoảng 100 ha nuôi tôm siêu thâm canh vào cuối năm 2016, hiện toàn tỉnh đã tăng lên 2.072 ha với hơn 1.982 hộ nuôi, đóng góp khoảng 20% sản lượng tôm nuôi trong toàn tỉnh, góp phần đưa tổng sản lượng khai thác và nuôi thủy sản đạt gần 500 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 1,2 tỷ USD. Theo dự báo, loại hình nuôi này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, có khả năng đạt 5.000 ha vào năm 2020 và đạt 10.000 ha vào năm 2030.