CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:45

Bước tiến mới của Masan vào lĩnh vực thương mại điện tử

Chủ tịch HĐQT Masan Group - Nguyễn Đăng Quang.

Chủ tịch HĐQT Masan Group - Nguyễn Đăng Quang.

Những thương vụ tỷ USD

CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang vừa công bố thông tin Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia (BPEA) đã ký kết thỏa thuận mua cổ phần phát hành mới của The CrownX (TCX) với tổng giá trị tiền mặt là 400 triệu USD, tương đương với 5,5% tỷ lệ sở hữu sau phát hành.

The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings (MCH) và VinCommerce (VCM). Thông qua giao dịch này, The CrownX được định giá 6,9 tỷ USD (trước phát hành) cho 100% vốn chủ sở hữu, tương đương trị giá mỗi cổ phần là 93,5 USD (xấp xỉ 2.150.000 đồng). Sau đợt phát hành này, tỉ lệ sở hữu của Masan tại The CrownX là 80,2%.

Ông Danny Le - Tổng giám đốc Masan Group.

Ông Danny Le - Tổng giám đốc Masan Group.

Không chỉ có nhóm đầu tư Alibaba và BPEA, Masan còn đang trong quá trình đàm phán một giao dịch đầu tư chiến lược khác trị giá từ 300 - 400 triệu USD vào The CrownX. Giao dịch dự kiến hoàn tất trong năm 2021. Trong các giao dịch này, Masan vẫn hoàn toàn nắm cổ phần chi phối.

Các giao dịch này củng cố tầm nhìn của các cổ đông về tiềm năng xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ ứng dụng công nghệ đầu tiên của Việt Nam, đồng thời mở rộng phạm vi phục vụ người tiêu dùng trên toàn quốc.

Hồi đầu tháng 4, tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc SK Group đã mua lại 16,26% cổ phần của công ty nắm giữ cổ phần VinCommerce (VCM) với tổng giá trị tiền mặt là 410 triệu USD. SK cũng là doanh nghiệp đã chi 470 triệu USD mua 9,4% cổ phần của Masan Group của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Bước tiến mới của Masan vào lĩnh vực thương mại điện tử - Ảnh 3.

Các tập đoàn lớn đổ tiền vào Masan trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử, bán hàng online thay vì chỉ offline như truyền thống. Trong đó, Masan là một tập đoàn đang dẫn đầu.

Trong năm 2020, Masan đã dùng tới 25,2 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để chi cho thương vụ hợp nhất Vincommerce (công ty quản lý hệ thống Vinmart, Vinmart+ của Tập đoàn Vingroup). Trong đó có gần 23,7 nghìn tỷ đồng (khoản 1 tỷ USD) để mua thêm 14,8% vốn chủ sở hữu của The CrownX từ Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và tăng tỷ lệ sở hữu lên 84,8%.

Trước đó, Masan đã chi nhiều khoản tiền để xây dựng đế chế bán lẻ-tiêu dùng.

Sản phẩm tại VinMart đáp ứng tiêu chí Tươi ngon thượng hạng.

Sản phẩm tại VinMart đáp ứng tiêu chí Tươi ngon thượng hạng.

The CrownX của Masan hiện kỳ vọng rất lớn vào kênh online với mục tiêu tới 2025 sẽ có doanh thu bán lẻ trực tuyến đóng góp khoảng 25% vào tổng doanh thu.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ lớn khác cũng kỳ vọng vào mảng bán hàng trực tuyến. Bách Hoá Xanh thuộc hệ thống Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài đặt nhiều tham vọng trong mảng online với mục tiêu mảng trực tuyến sẽ đóng góp 10% tổng doanh thu… Central Retail Corporation (CRC) của Thái sau khi thâu tóm được chuỗi siêu thị BigC cũng đang đẩy mạnh mảng bán hàng trực tuyến.

Khách hàng mua sắm tại siêu thị VinMart.

Khách hàng mua sắm tại siêu thị VinMart.

Từ offline đến online, CrownX xây dựng mô hình giống Walmart

Trên thế giới, tại các thị trường bán lẻ lớn như Mỹ và Trung Quốc, thương mại điện tử đang trở thành xu thế dẫn dắt thị trường bán lẻ tiêu dùng. Sự phát triển mạnh mẽ của internet, kết nối không dây, smartphone và sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bùng nổ hơn bao giờ hết.

Tại Việt Nam, thương mại điện tử phát triển với tốc độ rất nhanh và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ chuyển dịch và mở rộng kinh doanh trên môi trường trực tuyến.

Masan là một doanh nghiệp bắt đầu ghi nhận những thành công đầu tiên trong việc chuyển đổi trở thành một nhà bán lẻ hiện đại và sắp tới có thể sẽ thành công vượt bậc trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến.

Hệ thống siêu thị VinMart.

Hệ thống siêu thị VinMart.

Nhiều dự báo cho thấy, trong thập kỷ tới, lợi nhuận gộp cũng như khả năng chi phối người tiêu dùng sẽ dịch chuyển mạnh mẽ từ các nhà sản xuất sang các nhà bán lẻ. Còn trong mảng bán lẻ, lợi nhuận có xu hướng dịch chuyển sang các nhà bán lẻ trực tuyến.

Với thương vụ 400 triệu USD với nhóm Alibaba, VCM (công ty thành viên của Masan) có thể phục vụ người tiêu dùng sản phẩm thiết yếu trên nền tảng online. Từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng từ offline đến online. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, mua hàng online mang đến thêm 1 giải pháp mua sắm an toàn.

Sự hợp tác giữa tập đoàn tiêu dùng-bán lẻ lớn nhất Việt Nam với tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới và một trong những quỹ đầu tư lớn nhất ở châu Á là hợp tác win-win. Lazada có cơ sở khách hàng 20 triệu người dùng. Từ đó, TheCrownX có thể tận dụng để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, gia tăng sự hiểu biết về khách hàng nhờ ứng dụng phân tích dữ liệu này để nâng cao trải nghiệm khách hàngcũng như đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Baring Private Equity Asia là quỹ đầu tư giàu kinh nghiệm trong việc thúc đẩy chuyển đổi số ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Thỏa thuận hợp tác phát huy thế mạnh cốt lõi của các bên để tạo ra tăng trưởng bền vững trong dài hạn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, cổ đông và công ty.

Bước tiến mới của Masan vào lĩnh vực thương mại điện tử - Ảnh 7.

Hiện nhu yếu phẩm (đồ uống, thực phẩm) là ngành hàng lớn nhất, hiện chiếm 50% thị trường bán lẻ Việt Nam và 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt. Sức mạnh hiệp lực giữa điểm bán hiện hữu của VCM (với 2.500 điểm bán hàng) và nền tảng online hàng đầu của Lazada sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn. Không chỉ đem tới trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng mà còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi tiêu nhờ giảm bớt các khâu trung gian trong mua sắm nhu yêu phẩm.

Bước tiến mới của Masan vào lĩnh vực thương mại điện tử - Ảnh 8.

Bước tiến mới của Masan vào lĩnh vực thương mại điện tử - Ảnh 9.

Thương mại điện tử là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhu yếu phẩm lại chưa được phục vụ đúng cách trên kênh online.

Thỏa thuận giữa The CrownX với nhóm Alibaba giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng-bán lẻ hiện đại. Người tiêu dùng được phục vụ các hàng hóa thiết yếu với chất lượng và dịch vụ vượt trội dù đang mua sắm cửa hàng hay online. Thỏa thuận đầu tư này một lần nữa nhấn mạnh: nhu yếu phẩm là ngành hàng chủ yếu để thúc đẩy chuyển đổi sang bán lẻ tích hợp O2O.

THANH AN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh