CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:58

Bùi Thị Thu Thảo: Từ phụ hồ, đóng gạch tới cú nhảy thần kỳ

 

Năm của Thảo “bò vàng”

Năm 2017 được xem là năm “đại cát” với Bùi Thị Thu Thảo. VĐV số 1 nội dung nhảy xa đội tuyển điền kinh Việt Nam đã ghi được rất nhiều dấu ấn quan trọng và khép lại một năm thành công bằng chiếc cúp Chiến thắng trong đêm gala 16/1 tại Hà Nội. Đây là chiến thắng không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, bởi nếu như Ánh Viên giành tới 8 HCV, phá 3 kỷ lục SEA Games thì Thu Thảo lại đạt tới tầm châu Á với những thành tích rất đáng nể trong năm 2017.

Cụ thể, tháng 5/2017, Thảo đã 2 lần bước lên ngôi cao nhất tại 2 chặng của Asian Grand Prix. Tháng 6, chị lại giành tấm HCV lịch sử tại giải vô địch châu Á. Và đến tháng 8, Thảo đoạt tấm HCV SEA Games. Chưa kể, 1 tháng sau, cô gái có biệt danh Thảo “bò vàng” còn mang về 1 tấm HCB tại Đại hội Thể thao trong nhà và võ thuật châu Á. Thông số cao nhất 6m68 của chị thậm chí còn vượt qua mức HCV Asian Games 2014 tới… 13cm. Với những kỳ tích vô cùng ấn tượng, Thảo đã khép lại năm 2017 ở vị trí số 1 châu Á cùng 25 thế giới theo xếp hạng quốc tế, điều mà chưa VĐV điền kinh Việt Nam nào có được.

Thảo chỉ cao 1m65 với đôi chân không đạt “chuẩn” của dân nhảy xa. Tại các giải quốc tế, Thảo luôn là người thấp nhất. Tuy nhiên, VĐV người Việt Nam được bù lại ở sức bật đáng nể mà như đánh giá của các chuyên gia là “không thể tin nổi”, khả năng tận dụng cơ hội, đặc biệt trong những điều kiện gian khó. “Cư dân” Nhổn (Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội) luôn dành sự thán phục cho Thảo khi dù những ngày rét đậm mưa phùn vẫn thấy Thảo xin thầy tập thêm giờ. Thảo thừa nhận mình không phải là một VĐV có lợi thế về thể hình nhưng chắc chắn ý chí không kém ai.

 

Bùi Thị Thu Thảo là tấm gương vượt lên từ gian khó. Ảnh Q.M

 

Chuyện cảm động sau vinh quang

Xuất thân trong một gia đình nghèo khó tại Ba Vì (Hà Nội), từ nhỏ đã quen với những vất vả, nặng nhọc như: Đóng gạch, phụ hồ… Bùi Thị Thu Thảo luôn ước mơ đạt thành tích cao để có tiền thưởng giúp bố mẹ. Giấc mơ ấy đã thành hiện thực nhưng cô gái vàng của điền kinh Việt Nam vẫn quyết chinh phục nhiều đỉnh cao, ngay cả khi cô vừa lập gia đình.

Bố mẹ Thu Thảo đều làm nghề nông. Nhà có 3 anh em, Thu Thảo là út và cũng là người duy nhất theo nghiệp thể thao. Bố Thu Thảo bị thấp khớp gần 20 năm nay. Vài năm gần đây bệnh càng nặng, nhiều lần đi viện khiến gia đình phải ngưng việc đóng gạch, vay mượn khắp nơi để lấy tiền chữa bệnh. Còn nhớ, khi nhận tấm HCB quý như Vàng tại ASIAD 2014, cô gái đến từ vùng quê Ba Vì đã không cầm được nước mắt và cô đã hét lên thật to cùng với lời chia sẻ: “Con đã làm được rồi cha ơi!”. Thảo tâm sự, trong mỗi buổi tập, nhất là trước khi thi đấu, bao giờ cô cũng nhớ đến hình ảnh người cha đau yếu. Cứ khi nào có tiền thưởng thành tích huy chương, Thảo đều mang về quê mua thuốc chữa bệnh cho cha. “Bản thân em muốn lo cho bố mẹ và gia đình, chỉ biết trông vào tiền công tập luyện mỗi tháng. Vì vậy, em luôn nghĩ phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực giành huy chương để có thể dành dụm chút tiền thưởng gửi về cho bố mẹ”, Thu Thảo tâm sự.

Hiện Thu Thảo không còn phải lo nhiều về kinh tế như giai đoạn khởi nghiệp, thu nhập của cô đã ổn định. Mục tiêu đổi màu tấm HCB tại ASIAD năm nay đang được Thảo quyết tâm thực hiện. Những người yêu mến cô luôn chúc Thảo thực hiện được ước mơ của một người con hiếu thảo, của một VĐV tiêu biểu cho nghị lực và sức vươn lên của thể thao Việt Nam.

QUANG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh