THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 01:23

Bonneur Trinh: Một "sơn ca" độc đáo của đại ngàn

 

Bonneur Trinh tên thật là Cil Trinh, người dân tộc Lạch, sinh ra và lớn lên tại làng Bonneur, Langbiang , Đà Lạt (Lâm Đồng). Để tạ ơn vùng đất nơi mình đã sinh ra và lớn lên, Cil Trinh đã ghép tên buôn làng Bonneur với tên mình làm nghệ danh trong sự nghiệp ca hát của mình. Vốn đam mê ca hát từ nhỏ, nên ngay từ thời sinh viên Khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Đà Lạt, Bonnuer Trinh đã là một giọng ca được đông đảo giới trẻ học sinh, sinh viên của xứ sở sương mù Đà Lạt mến mộ, từng đoạt giải nhất tại cuộc thi Tiếng hát Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng năm 1997.

Đam mê ca hát từ nhỏ, với chất giọng nữ trung trời phú, ngay từ thời sinh viên Bonneur Trinh đã là một giọng ca được đông đảo giới trẻ học sinh, sinh viên xứ sương mù Đà Lạt mến mộ

 

Trước khi xuống núi để về TP.Hồ Chí Minh tìm kiếm cơ hội theo đuổi niềm đam mê và quyết tâm dấn thân vào con đường  ca hát chuyên nghiệp, Bonnuer Trinh làm phát thanh viên bộ phận tiếng K’Ho của Đài PT – TH tỉnh Lâm Đồng. Năm 2001, mới chân ướt chân ráo đến TP. Hồ Chí Minh Bonneur Trinh gặp vô vàn khó khăn trong cuộc mưu sinh, nhưng người con gái dân tộc Lạch giàu nghị lực không nản chí. Bởi, Bonneur Trinh nghĩ, không ở đâu có nhiều cơ hội để tiến thân thực hiện ước mơ, niềm đam mê ca hát tốt hơn TP.Hồ Chí Minh. Ở nhờ bạn bè đồng nghiệp và chấp nhận những show hát lót với giá cát – sê rất thấp ở các nhà hàng, quán bar, phòng trà với Bonneur Trinh cốt là để nuôi giọng hát chờ thời.

Khi mới xuống TP. Hồ Chí Minh để dấn thân vào con đường ca hát, Bonnuer Trinh chấp nhận đi hát ở các nhà hàng, quán bar, phòng trà để theo đuổi niềm đam mê, khát vọng trờ thành ca sĩ chuyên nghiệp

 

Chính những tháng ngày lao đao vất vả ấy, Bonneur Trinh đã may mắn gặp nam ca sĩ Bằng Kiều, được anh mời về hát cho quán bar của mình, từ đó chị đã làm quen và gắn bó với nhóm nhạc Hoa Đất. Với chất giọng nữ trung trời phú khỏe khoắn, đầy đặn, trẻ trung vang vọng, tràn trề sức sống khi vút cao như gió đại ngàn, khi véo von như tiếng sơn ca buổi sớm, vượt qua hơn 2000 thí sinh tham dự cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP.Hồ Chí Minh năm 2002, Bonneur Trinh đã hoàn toàn chinh phục Ban giám khảo qua 2 ca khúc: Hồ trên núi (NS Phó Đức Phương) và Langbiang S’Ninh  (nhạc Krajan Đik, lời Krajan Plin), đoạt giải nhất.

 

Sự nghiệp ca hát của Bonnuer Trinh thực sự tỏa sáng từ khi đoạt giải Nhất cuộc thi tiếng hát Truyền hình TP. HCM NĂM 2012

 

Sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của con sơn ca đại ngàn Bonneur Trinh bắt đầu tỏa sáng từ ấy. Suối gần 10 năm qua, Bonneur Trinh thường xuất hiện trên khấu ca nhạc các phòng trà, tụ điểm và những chương trình ca nhạc truyền hình HTV, tham gia nhiều show diễn khắp trong Nam ngoài Bắc, với một hình ảnh độc đáo từ cách lựa chọn ca khúc đến trang phục, phong cách thể hiện giàu bản sắc dân tộc, gặt hái nhiều thành công, tạo được ấn tượng trong lòng công chúng.

Sau bao năm dấn thân trên con đường ca hát, Bonnuer Trinh đã gặt hái nhiều thành công, tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng bởi phong cách biểu diễn độc đáo từ lựa chọn ca khúc đến trang phục đậm đà bản sắc dân tộc

 

Đó là một Bonneur Trinh hát với tất cả trái tim giàu cảm xúc và rực lửa tình yêu quê hương, cuộc sống, tình yêu lứa đôi lãng mạn và mê đắm qua những ca khúc mang âm hưởng rock mạnh mẽ viết về vùng cao nguyên như: Trăng sơn cước, Tình ca Tây nguyên, Hoa Lang Biang, Uống rượu cần với cô gái Tây Nguyên, Áp sa ra – vũ nữ Chăm…Có thể nói đó là những ca khúc "tủ" của Bonneur Trinh và duy chỉ có giọng hát độc đáo của con sơn ca đại ngàn Langbiang mới làm thăng hoa được hết hồn cốt của những ca khúc ấy.

Lương Định/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh