Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Đánh giá cụ thể, chặt chẽ khi xây dựng các dự án luật, pháp lệnh sửa đổi"
- Tây Y
- 01:35 - 27/04/2019
Một trong những nội dung chính của phiên họp sáng 26/4 là nghe báo cáo, giải trình về dự án Bộ luật lao động (sửa đổi), Pháp lệnh người có có công; Tờ trình về việc gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể; cho ý kiến về đề xuất chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 đối với các dự án, đề xuất thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội ( bao gồm cả đề nghị phê chuẩn các điều ước quốc tế), các dự án luật, pháp lệnh thuộc các lĩnh vực khác.
Quang cảnh phiên họp toàn thể lần thứ 12 diễn ra ngày 26/4 tại TP.HCM.
Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp đã báo cáo về tình hình triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và đề xuất Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và các năm tiếp theo đối với các dự án luật thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo đó, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 của Bộ LĐ–TB&XH có dự án Bộ Luật lao động và Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).
Theo Nghị quyết số 57/2018/QH về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH có 1 dự án luật dự kiến trình quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8. Ngay khi được thông qua, Bộ đã triển khai ngay công việc soạn thảo Bộ luật lao động (sửa đổi). Đến nay, hồ sơ dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) đã được xây dựng cơ bản, Bộ đang hoàn thiện hồ sơ dự án luật để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội theo kế hoạch.
Bộ trưởng Bộ LĐ- TB&XH Đào Ngọc Dung cùng các đại biểu tại phiên họp.
Về Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), hiện nay Bộ cũng đã hoàn thành hồ sơ theo đúng quy trình thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), dự kiến điều chỉnh đưa vào chương trình năm 2019. Hiện nay, Bộ đang phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan để xây dựng dự thảo Pháp lệnh. Sau khi Quốc hội có Nghị quyết thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng năm 2019, Bộ LĐ- TB&XH sẽ hoàn thiện, trình cơ quan có thầm quyền theo tiến độ.
Còn về đề xuất chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất các dự án luật như: Luật đưa Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Luật BHXH (sửa đổi), Luật Người Cao tuổi (sửa đổi), Luật Bình đẳng giới và đề xuất gia nhập các Công ước quốc tế: Công ước 98, 105, 87…
Qua nghe báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, các đại biểu nhất trí với ban soạn thảo về chủ trương, sự cần thiết và mục đích yêu cầu sửa đổi các dự án luật, pháp lệnh trong thời gian tới. Các đại biểu cũng đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị ban soạn thảo cần rà soát, bổ sung thêm các vấn đề liên quan trọng tại dự thảo về dự án luật nêu trên.
Bà Nguyễn Thúy Anh – Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Hiện nay chưa có hồ sơ về thẩm định Luật thì chưa thể thẩm tra, hôm nay chỉ thảo luận và xúc tiến vấn đề Luật đối với Bộ Luật lao động (sửa đổi). Đối với chương trình xây dựng Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì hồ sơ xây dựng luật này đã đảm bảo các thành phần; có 42 trên 148 điều Bổ sung. Tuy nhiên, quan nghiên cứu cho thấy các ý kiến đóng góp trên cổng điện tử chưa có nhiều ý kiến. Tuy nhiên, cần lưu ý các nhóm chính sách: Đánh giá thi hành luật hiện hành, định hướng thời gian tới, theo dõi người lao động, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước; hỗ trợ thông tin, tuyên truyền, chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp… vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Kiến nghị của Ủy ban đã nêu về các vấn đề năng lực, kết quả giám sát người lao động đi làm việc theo hợp đồng; công bố chất lượng của doanh nghiệp cũng cần đưa vào dự án luật. Ngoài ra, cần lưu ý, đánh giá tác động trong hồ sơ dự án luật.
Đối với Pháp lệnh người có công (sửa đổi), tính đầy đủ hồ sơ đã đảm bảo các thành phần. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề: báo các các danh mục, văn bản cần được thể hiện trong dự án này; các số liệu, nguyên nhân đánh giá còn chung chung, chưa phù hợp. Cần lấy ý kiến tại các cơ quan và đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Bộ và Chính phủ.
Về sự cần thiết ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho là rất cần thiết sửa đổi, bổ sung và nhất trí đưa vào kỳ họp lần này cho ý kiến. Ngoài ra, các ý kiến của đại biểu cũng cho rằng các dự án luật, pháp lệnh cũng cần hoàn thiện song song với Bộ luật.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đối với Bộ LĐ-TB&XH, cả 3 dự án luật được đề xuất, thảo luận và cho ý kiến lần này đều cần được bàn bạc, tiếp thu các ý kiến đã nêu để đưa vào dự án luật.
Đối với các Công ước, Kỳ hợp thứ 7 Quốc hội tới sẽ cho ý kiến về Bộ luật lao động (sửa đổi) và Công ước 98 được xem xét. Do vậy, cần phải nội luật hóa vào các chương trình này. Bộ luật Lao động trình Quốc hội cho ý kiến, những nội dung của Bộ luật Lao động sẽ có các ý kiến nếu rõ các điều khoản trong Công ước 98, nêu rõ các nội dung cam kết và thông qua trong nội dung luật.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên họp.
Phát biểu tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng: Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này đợc xây dựng trên tinh thần điều chỉnh bãi bỏ những nội dung không phù hợp; điều chỉnh những nội dung mới, phù hợp với thực tiễn. Quan điểm của Bộ khi xây dựng các dự án luật, pháp lệnh sửa đổi là đánh giá cụ thể, chặt chẽ về những tác động, ảnh hường liên quan đến luật trước khi ban hành.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này có tác động đến người lao động và nhiều dự án luật khác. Đây là một quy trình hoàn toàn khác biệt, vì Bộ luật Lao động liên quan đến người dân. Vì vậy, Bộ đã tập trung xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong một thời gian khá dài để lấy ý kiến, đánh giá tác động cũng như các vấn đề liên quan từ nhiều phía khi sửa đổi luật. Bộ đã chuẩn bị từ tháng 10/2018 đến nay mới hoàn thiện.
Công ước 98 và Bộ luật Lao động dự kiến sẽ được xem xét và cho ý kiến trong tháng kỳ hợp 5 lần này. Quan điểm của Chính phủ đi theo thứ tự, trước mắt là công ước 98. Theo lộ trình 3 công ước thông qua tại 3 thời điểm 2020, 2021, 2022. Tinh thần là trong thời gian tới, Bộ sẽ hoàn thành tất cả các hồ sơ.
Bà Nguyễn Thị Thúy Anh, Chủ nhiệm UB về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, Luật sửa đổi bộ sung Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng đưa vào năm 2020. Còn các luật: BHXH, Luật Việc làm, Luật Người cao tuổi tiếp tục cho ý kiến trong thời gian tới. Luật Công đoàn chưa có tờ trình nên chưa xem xét trong thời gian tới.
Dự kiến Pháp lệnh Người có công sẽ đưa ra trình vào tháng 7 tới. Pháp lệnh Người có công khi điều chỉnh sẽ có nhiều điểm mới, đề nghị Bộ tổ chức lấy ý kiến tại các địa phương. Để đưa các luật này vào trình Quốc hội, đề nghị các Bộ, ngành cần tập trung đẩy mạnh tiến độ xây dựng và làm rõ các vấn đề liên quan còn vướng mắc.
Dưới đây là một số hình ảnh tại phiên họp do PV báo Dân sinh ghi lại:
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp đã báo cáo về tình hình triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và đề xuất Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và các năm tiếp.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đang trao đổi với các đại biểu trong giờ nghỉ giải lao.
Thứ trưởng Bộ LĐ- TB&Xh Lê Tấn Dũng trao đổi với đại biểu trong giờ nghỉ giải lao.
Các đại biểu phát biểu và nêu ý kiến tại phiên họp.