THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 10:14

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chia sẻ khó khăn với người lao động, doanh nghiệp, nhưng cần bảo toàn Quỹ Bảo hiểm xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Trong trường hợp khẩn cấp, cần phương án khẩn cấp! - Ảnh 1.

Tại buổi làm việc, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may đề xuất Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng của dịch Covid được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và một số loại quỹ để dành nguồn lực hỗ trợ, chăm lo, giữ chân cho người lao động trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Cụ thể, Vinatex đề xuất được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đến tháng 6/2020 cho cả người lao động và người sử dụng lao động; tạm dừng đóng các khoản hưu trí, tử tuất. 

Theo ông Lê Tiến Trường, trong 2 tháng đầu năm các công ty may của Vinatex chịu ảnh hưởng nguồn cung nguyên vật liệu từ Trung Quốc, bước sang tháng 3 chuẩn bị sản xuất bình thường trở lại thì các đơn hàng từ Mỹ thông báo tạm dừng, hoãn bởi ảnh hưởng dịch Covid-19 lan mạnh tại Mỹ và trên thế giới. “Thị trường Mỹ đóng cửa và nhiều khách hàng lớn đã báo huỷ, hoãn việc thực hiện hợp đồng do dịch Covid-19. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ăn việc làm của người lao động ngành dệt may”, ông Trường cho biết. 

Ghi nhận, chia sẻ trước những khó khăn của các tập đoàn, doanh nghiệp và Vinatex hiện nay, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần có những phương án “mở hơn” về mặt chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đứng vững, tiết kiệm được nguồn tiền hỗ trợ, giữ chân người lao động trong giai đoạn khó khăn này. 

Trước đó, ngày 09/3/2020, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 797 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quản lý, hướng dẫn doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 nếu đủ điều kiện thì thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa 12 tháng. Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ và giải quyết đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện trong thời gian sớm nhất nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng giao Vụ Bảo hiểm xã hội tính toán theo các phương án đối với việc đóng bảo hiểm xã hội: “Một là, thực hiện theo quy định hiện hành nhưng phải tiến hành nhanh, gọn, tránh trục lợi và cần có cơ chế giám sát chặt chẽ; hai là, mở rộng giãn, giảm đóng bảo hiểm xã hội tuỳ theo mức suy giảm thực tế của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp và người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ tháng 2/2020 đến hết tháng 12/2020. Sau đó doanh nghiệp và người lao động phải đóng bù thời gian này mà không phải nộp tiền lãi chậm đóng.

 Thậm chí, nếu công ty doanh nghiệp có 1 người ngừng việc thì cũng có chính sách xử lý cho họ, có 10% người lao động ngừng việc thì xử lý 10%; thứ ba là tạm dừng đóng quỹ hưu trí tử tuất, tập trung vào các ngành nghề lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều hiện nay như du lịch dịch vụ, vận tải, chế biến… có thể theo hướng ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay cho doanh nghiệp”. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gợi mở. Đối với bảo hiểm thất nghiệp, phương án một là cho ngừng đóng toàn bộ, phương án hai là sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại, qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động cho người lao động. “Cần coi đây là thời cơ để nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chia sẻ khó khăn với người lao động, doanh nghiệp, nhưng cần bảo toàn Quỹ Bảo hiểm xã hội - Ảnh 3.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm việc với Tập đoàn Dệt may Việt Nam về những kiến nghị do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Để triển khai, cần nghiên cứu kỹ phương án sử dụng quỹ kết dư bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại cho người lao động”. Bộ trưởng cho biết, vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ, Bộ sẽ quyết nhanh, gọn, còn nếu vấn đề vượt thẩm quyền, phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sửa luật hiện hành, mới có thể áp dụng được.

 Đồng thời, Bộ trưởng gợi ý việc nghiên cứu và đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp vay để đóng bảo hiểm xã hội và trả lương ngừng việc cho người lao động vì dịch Covid-19 với hỗ trợ mức vay ưu đãi lãi suất thấp nhất. 

Để doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mong muốn có nhiều chính sách từ các bộ ngành có liên quan hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, để doanh nghiệp yên tâm hơn trụ vững trước đại dịch Covid-19. 

THANH MẠNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh