CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:54

Bộ Tài chính đề xuất siết trái phiếu doanh nghiệp

Nghị định 163/2018/NĐ-CP được ban hành đã nới lỏng về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, giúp nhiều doanh nghiệp huy động được một lượng không nhỏ vốn trung và dài hạn, giảm đáng kể sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp huy động trái phiếu bằng mọi giá khi đẩy lãi suất huy động lên cao, làm tăng rủi ro cho chính doanh nghiệp và cả nhà đầu tư. Do vậy, Bộ Tài chính đang xem xét quản lý chặt chẽ hơn vấn đề này.

Đề xuất siết trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong năm 2019, đã có gần 30 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp với khối lượng vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó có 11 doanh nghiệp phát hành vượt 50 lần và 6 doanh nghiệp vượt tới 100 lần vốn chủ sở hữu. Một số doanh nghiệp tuy phát hành với khối lượng rất lớn nhưng không công khai mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Có doanh nghiệp đã trả lãi tới 20%/ năm, vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp và phá vỡ mặt bằng lãi suất chung.

Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, đúng hướng hiện rất cần khung pháp lý đầy đủ và chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ các nhà đầu tư cũng như ngăn ngừa các trường hợp lừa đảo. Trước mắt, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định lãi suất phát hành trái phiếu không được vượt quá 20%/năm. Còn về lâu dài, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải bài bản và minh bạch hơn.

Ngoài ra, để ngăn ngừa các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ nhưng phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, việc sửa đổi Nghị định 163 sẽ giới hạn khối lượng phát hành trái phiếu như phát hành riêng lẻ không được vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính quý gần nhất.

Đ.THỌ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh