THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:53

Bộ sưu tầm đồ cổ xưa độc đáo ở góc phố Hội An

 

Sinh ra tại phố cổ Hội An rồi bước chân vào Sài Gòn làm việc, như bao người xa xứ, anh học làm nghề nấu ăn, làm mứt cho một nhà hàng tư nhân, một thời gian sau anh lên Đà Lạt mở lò bán mứt các loại. Nhưng niềm đam mê sưu tầm đồ cổ khiến anh vác ba lô về lại Hội An, một vùng đất vẫn còn lưu giữ nhiều đồ vật xưa cổ.

Lư xông trầm thập niên 80 được anh Bảo mua lại

Thời gian những năm 1990, anh lang thang khắp Nha Trang, Gia Lai,…nghe đâu có bán đồ cổ là anh tìm mua, đến năm 1995 thì anh mở tiệm vừa bán vừa sưu tầm đồ cổ. Anh Bảo chia sẻ: “Những đồ khoảng 70 năm, 100 năm thì là đồ cổ, nhưng cách khoảng 30,40 năm thì đồ giả cổ. Việc phân biệt rất khó, tôi phải chụp hình lại rồi nhờ những người chuyên nghiên cứu hoặc sưu tầm đồ cổ xem giúp trước khi mua về”.

Máy chụp phim thập niên 30,40 được sưu tầm

Từ đó, rất nhiều người trong nhà có đồ cổ gì lại bảo anh đến mua, rồi cả xóm làng kéo sang xem. Những cái trầm hương thập niên 80 được anh mua lại cho đến lư xông trầm có giá trị đến 100 năm. Những chiếc gốm sứ đồ Nam Định, những bức hòanh phi câu đối xưa ở phố cổ cũng nằm trong bộ sưu tập. Anh nói: “Những bức hoành phi của người Hội An, sau này họ thấy cũ quá không hợp với treo nhà nữa thì họ bán cho mình”. Chiếc máy phát nhạc từ những năm 60 cho đến chiếc máy ảnh thập niên 30, 40.

Máy phát đĩa nhạc.

Không chỉ thế, hiện anh có 7 chiếc xe máy đời từ 1942, dòng xe Solex,Pháp, các hãng xe cổ điển một thời như Mobylette. Thiết kế nhưng chiếc xe ấy chẳng khác như xe đạp, sử dụng động cơ xăng pha nhớt.

Những chiếc xe sưu tầm.

Đồng thời, anh sưu tầm hơn 50 bức tranh độc bản của các họa sĩ cũng được anh mua về, anh chia sẻ: “Các họa sĩ như Nguyễn Văn Cần, Vũ Dương, Nguyễn Viêt Thắng,…Những bức tranh này chỉ vẽ độc một bản, không có bản vẽ lại, đó là những bức tranh chỉ có một cảm hứng, vẽ một lần xem như cả tâm huyết”.

Gốm sứ Nam Định tồn tại trên 100 năm với nước men và họa tiết công phu

Anh Trương Bách Bảo đam mê đến từng cái bàn xưa phố Hội. Nơi người ta tái hiện lại một đám cưới xưa, hay không gian phố cổ. Hiện anh có 6 chiếc bàn xưa, lịch sử gần 100 năm. “Những đám cưới xưa, người ta dùng những chiếc bàn này đến bây giờ nhiều cặp đám cưới ở phố cổ rất thích tái hiện không gian cưới xưa. Mình tham khảo thêm sách, báo, hư cấu tả lại cảnh người áo dài, lọng đón dâu xưa”. Ngoài niềm đam mê, mỗi lần có người nhờ anh đi dựng cảnh xưa, anh đều vui vẻ mang bộ sưu tập đến giúp. Anh như một người góp phần hồn phố cổ, một thời còn lại dấu ấn trên từng bàn xưa, lọng, ấm trà, trầm hương…

Huyền Trang/Lao động và xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh