CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:27

“Bỏ phố về rừng”, lên Tây Nguyên "săn đất"

Du hành trên những "đỉnh cao"

Một khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) gần đây đã hé lộ "khẩu vị" du lịch hậu Covid-19 của người Việt. Trong đó nghỉ dưỡng vùng đồi núi chiếm đến 37% lựa chọn.

Dù vẫn thấp hơn so với nghỉ dưỡng biển đã phổ biến trong cả thập kỷ trở lại đây, nhưng con số này cũng cho thấy nghỉ dưỡng vùng đồi núi đang nổi lên như một trong những xu hướng mới được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra việc sinh sống tại các vùng cao giúp tăng cường sức khoẻ và gia tăng tuổi thọ. Điều này có thể lý giải do khu vực đồi núi thường có diện tích tự nhiên rộng lớn, mật độ dân số thấp, không khí trong lành và ánh sáng tốt, giúp người dân dễ dàng hòa mình trong khung cảnh thiên nhiên mây trời - sông núi - cây cỏ… yên bình và thư thái.

Tại Việt Nam, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên và chủ yếu là đồi núi thấp đã tạo nên những khu vực có khí hậu mát mẻ, ôn hòa và bầu không khí khoáng đạt như Mẫu Sơn, Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, Gia Lai, Đà Lạt…

Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với nét văn hóa – tâm linh giao thoa đặc sắc cùng hệ sinh thái động – thực vật quý hiếm, là nguồn "chất liệu" quý giá để đẩy mạnh phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt.

Quan trọng hơn, nhiều vùng đồi núi, cao nguyên của Việt Nam như Lào Cai, Tam Đảo, Gia Lai, Kon Tum… đều khá an toàn trước đại dịch với tỷ lệ ca nhiễm thấp, đảm bảo giãn cách an toàn cho du khách.

Làn sóng “bỏ phố về rừng”, theo chân ông lớn lên Tây Nguyên săn đất - Ảnh 1.

Nghỉ dưỡng đồi núi được dự báo tăng trưởng nhanh hậu Covid - 19

Điều này lý giải vì sao các điểm đến vùng cao ghi nhận tốc độ tăng trưởng du lịch ổn định trong những năm gần đây. Ở phía Bắc, Sa Pa (Lào Cai) đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân ấn tượng 23,4%/năm. Một số điểm đến khác như Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Hà Giang… cũng đạt mức tăng trưởng khách bình quân trên 15%/năm.

Nổi bật tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Lạt (Lâm Đồng) đón gần 6 triệu lượt khách trong năm 2019. Giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu từ khách du lịch của Lâm Đồng đạt 52.164 tỷ đồng, chiếm 2% doanh thu từ hoạt động du lịch của cả nước.

Song hành cùng sự tăng trưởng về du lịch là sự trỗi dậy của các thị trường bất động sản nghỉ dưỡng mới tại Tây Bắc, Tây Nguyên.

Làn sóng “bỏ phố về rừng”, theo chân ông lớn lên Tây Nguyên săn đất - Ảnh 2.

Gia Lai – "nàng thơ" của Tây Nguyên

Theo ông Văn Tuấn Huy, giám độc một công ty BĐS đi đầu trong làn sóng đổ lên núi cho biết, nếu trước đây người dân miền Trung, nhiều nhà đầu tư Tây Nguyên đổ về thị trường Đà Nẵng mua đất trong giai đoạn bùng nổ 2016 – 2018, thì nay đang có xu hướng chuyển dịch đến các tỉnh thành giàu tiềm năng mới hình thành thị trường trong đó đang nổi lên khu vực Tây Nguyên với điểm nóng Gia Lai đang nổi lên.

"Đánh thức" cao nguyên

Giai đoạn 2015 - 2019 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch Gia Lai đạt 22,7%/năm, doanh thu tăng bình quân 20,9%/năm. Mức tăng trưởng khá ấn tượng nhưng xét trên mặt bằng lượt khách và doanh thu, du lịch Gia Lai vẫn được nhận xét là chưa tương xứng với tiềm năng.

Đóng vai trò tâm điểm kết nối duyên hải Nam Trung bộ với Tây Nguyên, Gia Lai có lợi thế sở hữu sân bay và hệ thống cơ sở hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện. Cùng với đó là những nét đẹp đặc trưng trên vùng đất đỏ ba-zan ít nơi nào có được: sự hùng vĩ của những ngọn núi lửa triệu năm; sự hoang sơ của những cánh rừng đại ngàn; nét mộng mơ của những hồ, thác nước và cả dấu tích kỳ bí, thần thoại của một nền văn hóa sử thi hùng tráng.

Với địa hình đồi núi xen kẽ những thung lũng rộng và bằng phẳng cùng độ cao trung bình 800m so với mực nước biển, Gia Lai có nền nhiệt độ trung bình được đánh giá là lý tưởng cho những chuyến nghỉ dưỡng suốt bốn mùa, được ví như "Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên". Đây là vùng đất hiếm hoi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển các quần thể du lịch hoặc các khu nghỉ dưỡng biệt lập, đảm bảo trải nghiệm độc đáo cho mọi du khách.

Làn sóng “bỏ phố về rừng”, theo chân ông lớn lên Tây Nguyên săn đất - Ảnh 3.

Hệ thống hạ tầng hoàn thiện cùng quỹ đất lớn tại Gia Lai là điều kiện lý tưởng để phát triển các khu nghỉ dưỡng biệt lập

 Với quỹ đất lớn, chi phí đầu tư còn thấp, tốc độ đô thị hóa diễn biến mạnh mẽ (dự báo đến năm 2025 đạt khoảng 35% và tăng lên 45% vào năm 2035), tiềm năng du lịch trên đà phát triển, thị trường Gia Lai đang mở ra dư địa rất lớn cho các nhà đầu tư tiên phong như Vingroup, FLC, Asian Holding…

Sự xuất hiện của các dự án tổ hợp khách sạn, nhà phố thương mại, sân golf… như dự án sân golf tại Đak Đoa, dự án tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gialai, Khu dân cư Hùng Vương – Chư Sê, Khu đô thị Cầu Sắt, Vincity Gia Lai… đang khiến thị trường bất động sản Gia Lai ngày càng nhộn nhịp.

Nhiều chuyên gia theo dõi thị trường Tây Nguyên và đặc biệt là Gia Lai nhận định từ năm 2021, sự xuất hiện của những ông lớn bất động sản đẩy mạnh đầu tư đang khiến giá bất động sản tại nhiều khu vực rục rịch tăng giá. Đây có thể sẽ bắt đầu một làn sóng mới tương tự như hiện tượng từng ghi nhận tại các thị trường mới như Hoà Bình, Thanh Hoá, Quy Nhơn… trong các năm qua.

TIẾN LUYẾN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh