CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:22

Bộ GD&ĐT lên tiếng về cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học

 

Cho đến nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đã kết thúc việc xét tuyển. Mặc dù Bộ GD&ĐT chưa đưa ra số liệu thống kê chính thức về bức tranh tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng năm 2015, nhưng theo thống kê sơ bộ từ các địa phương, nhiều trường có nguồn tuyển ít hơn năm học 2014-2015. Thậm chí có trường đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì không tuyển được sinh viên theo như dự kiến.
Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT cần phải cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học. Xung quanh vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học đang được Bộ xem xét thông qua nhiều yếu tố…
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng
PV: Xin bà cho biết việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học sẽ được Bộ GD&ĐT thực hiện trong thời gian tới như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Bộ GD&ĐT sẽ cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở xem xét lại số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm ở các trường và những trường đại học, cao đẳng nào trong 3 năm không tuyển sinh được.
Hiện nay, số trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT chỉ chiếm khoảng 10% trong số khoảng 400 trường đại học, cao đẳng công lập, còn lại là những trường thuộc các bộ, ngành, địa phương khác nên sẽ đưa ra cách xử lý, phân loại các trường đại học trước khi cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học. Theo đó, Bộ tạm phân ra làm 3 loại trường: trường công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, trường ngoài công lập và các trường trực thuộc Bộ, ngành, địa phương.
Để các trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoạt động ổn định và phát triển, Bộ sẽ yêu cầu các trường đẩy mạnh đầu tư về nhiều phương diện: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, công tác quảng bá cho trường, xúc tiến tìm kiếm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp…
Đối với các trường ngoài công lập, Bộ GD&ĐT sẽ họp và lắng nghe kiến nghị của các trường xem họ cần, mong muốn gì để Bộ cùng cơ quan chức năng có thể hỗ trợ, giúp họ tồn tại và phát triển. Sở dĩ Bộ thực hiện việc này vì hiện nay, chúng ta đang kêu gọi xã hội hóa giáo dục. 
Nếu chúng ta kêu gọi xã hội hóa giáo dục nhưng lại để cho các trường ngoài công lập “tự bơi” và đến lúc họ không “bơi” được dẫn đến phải đóng cửa, giải thể thì có nghĩa là mất một nhà đầu tư và sẽ dẫn đến tỷ lệ xã hội hóa giáo dục giảm xuống.
Bộ GD-ĐT không thể cho các trường ngoài công lập giải thể, sáp nhập
 Thưa bà, dư luận xã hội cho rằng, những trường không đảm bảo chất lượng đào tạo thì cho giải thể, đóng cửa. Tại sao Bộ lại không áp dụng biện pháp này đối với những trường ngoài công lập mở ra mà không tuyển được sinh viên?
 Lãnh đạo và Hội đồng quản trị cũng như các nhà đầu tư ở các trường ngoài công lập có quyền quyết định tiếp tục cho trường hoạt động nữa hay xin đóng cửa, giải thể. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Luật Giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT không thể can thiệp vào việc cho các trường ngoài công lập giải thể, sáp nhập vào các trường khác. Vai trò quản lý của Bộ GD&ĐT đối với các trường ngoài công lập là yêu cầu các trường nếu 3 năm không tuyển sinh được thì phải báo cáo, đăng ký mở ngành nghề lại.
Để đảm bảo hệ thống giáo dục đại học hoạt động có hiệu quả, gần đây, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường có uy tín, thương hiệu, chất lượng tốt phải có trách nhiệm liên kết hỗ trợ đào tạo các trường thành viên. Ví dụ như Đại học Sư phạm Hà Nội đã thừa nhận Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nam là một cơ sở của mình nên đã có nhiều hoạt động hỗ trợ về giảng viên, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp để làm cơ sở cho việc cấp văn bằng, tuyển sinh… 
Sự liên kết hỗ trợ này vừa không lãng phí nguồn lực vừa thúc đẩy chất lượng đào tạo được tốt hơn. Tôi nghĩ rằng, mô hình này cần được học hỏi, nhân rộng ra nhiều trường đại học khác.
Gần đây, một số Bộ đã phê duyệt danh sách một số cơ sở giáo dục được thực hiện cổ phần hóa. Liệu đây có phải là giải pháp để tháo gỡ khó khăn và nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường công lập không và quan điểm của bà như thế nào vấn đề này?
Tôi cho rằng, cổ phần hóa đại học công lập cũng là một giải pháp để thão gỡ khó khăn và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường. Gần đây, một số quan điểm cho rằng, cổ phần hóa đại học công lập là huy động vốn. Thế nhưng, theo quan điểm của tôi, thực chất cổ phần hóa đại học công lập là thay đổi cơ chế quản lý. Đây là bước khởi đầu để tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học.
Thưa bà, hiện nay, chúng ta có khoảng 450 trường đại học, cao đẳng. Trong đó phần lớn là trường thuộc các bộ, ngành và các địa phương. Nếu cơ cấu lại hệ thống đại học, chúng ta cần công cụ pháp lý như thế nào?
 Như tôi đã trình bày, việc cơ cấu lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng sẽ có sự phân loại theo từng nhóm trường khác nhau vì các trường trực thuộc nhiều bộ, ngành, địa phương quản lý. Để thực hiện tốt việc cơ cấu lại, chúng ta cần có một Đề án cụ thể trình Chính phủ xem xét.
PV: Xin cảm ơn bà!/.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh