Bờ biển từ Đà Nẵng – Phú Yên, gió cấp 12
- Tây Y
- 20:46 - 28/10/2020
Dự báo, từ Quảng Nam - Bắc Bình Định cấp 11-12, giật cấp 14. Từ Thừa Thiên Huế, Phú Yên: cấp 8-10, giật cấp 12. Kon Tum, Gia Lai: cấp 7-8, giật cấp 10; Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa: cấp 6-7, giật cấp 10.
Thực đo lúc 10h ngày 28/10, tại Quảng Trị: Cồn Cỏ cấp 7, giật cấp 9. Thừa Thiên Huế: Thuận An cấp 4, giật cấp 7. Đà Nẵng: Sơn Trà cấp 4, giật cấp 7. Quảng Nam: Cù Lao Chàm cấp 8, giật cấp 10; Tam Kỳ: cấp 5, giật cấp 8. Quảng Ngãi: Lý Sơn cấp 11, giật cấp 13; Bình Châu cấp 10, giật 12. Bình Định: Quy Nhơn: cấp 5, giật cấp 8; Hoài Nhơn: cấp 5, giật cấp 7. Phú Yên: Tuy Hòa: Cấp 5; giật cấp 8; Sơn Hòa: cấp 5.
Về mưa, dự báo từ 28-29/10, từ TT.Huế - Phú Yên mưa 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 150-250mm/đợt. Từ 28-31/10, Nam Nghệ An và Hà Tĩnh mưa 500-700mm/đợt. Quảng Bình - Quảng Trị mưa 200-400mm/đợt.
Thực đo, từ 19h ngày 27/10 đến 10h00 ngày 28/10, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa 100-300mm, một số trạm mưa lớn như: Khe Tre (Thừa Thiên Huế) 352mm, Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 390mm, Sơn Kỳ (Quảng Ngãi) 358mm. Sóng và nước dâng từ 7,5 - 9,5m vùng biển Đà Nẵng đến Phú Yên.
Cũng theo số liệu thống kê, toàn bộ tàu thuyền đã thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm (46 tàu/368 lao động Bình Định đã ra khỏi khu vực nguy hiểm). Thông tin về 2 tàu của Bình Định không thay đổi so với báo cáo lúc 23h ngày 27/10. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều 2 tàu Hải quân và 2 tàu kiểm ngư từ Cam Ranh ra cứu hộ. 2 chiếc tàu cá nhỏ Phú Yên bị chìm.
Các địa phương chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với ngành giao thông tổ chức phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông; các địa phương từ Thừa Thiên Huế - Bình Định cấm các phương tiện lưu thông từ tối 27/10; các công sở, nhà máy, xí nghiệp cho người lao động nghỉ việc ngày 28/10, trừ các lực lượng thực thi nhiệm vụ PCTT.
Do ảnh hưởng của bão, hiện tại có 360 xã đang bị mất điện chủ yếu tại Đà Nẵng – 11 xã; Quảng Nam – 56 xã; Quảng Ngãi – 145 xã; Bình Định – 97; Phú Yên – 51 xã. Chiếm tổng số trên 10% phụ tải của miền Trung.
Tại các tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum cho học sinh nghỉ học 2 ngày 28-29/10; Gia Lai cho học sinh nghỉ học ngày 28/10
Hiện các hồ chứa trong 10 liên hồ chứa đã đưa về mực nước trước lũ theo quy định, riêng hồ Đăk Ring trên lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi hiện lớn hơn mực nước cao nhất trước lũ (dự kiến đến chiều 28/10 sẽ đưa về mực nước quy định); Lưu vực sông Hương: Hương Điền: 54,16/58m (Qvề = 653m3/s, tăng 708m3/s so với lúc 03h/28/10); Bình Điền: 78,21/85m (Qvề = 953m3/s, tăng 197m3/s so với lúc 03h/28/10), Tả Trạch: 37,17/45m (Qvề = 1.699m3/s, tăng 870m3/s so với lúc 03h/28/10); lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn: Đắk Mi 4: 251,54m (Qvề = 1.142m3/s, tăng 884m3/s so với lúc 04h/28/10), Sông Tranh 2: 168m (Q về = 1.017m3/s tăng 734m3/s so với lúc 04h/28/10), các hồ tiếp tục xả để hạ thấp mực nước; hồ Kẻ Gỗ: 29,14/32,5m.
Theo số liệu thống kê thiệt hại ban đầu, bão số 9 đã là 2 người ở Bình Định bị thương. 3 nhà sập (1 nhà Quảng Ngãi, 1 nhà Bình Định, 1 nhà Phú Yên)
485 nhà tốc mái (Quảng Ngãi: 447 nhà, Bình Định: 2 nhà, Phú Yên: 36 nhà). Một trường học tại xã Tịnh Thọ bị tốc mái.
Các Bộ ngành, địa phương triển khai ứng phó với bão khẩn cấp và mưa lũ lớn, cụ thể:
Đối với trên biển: Tìm kiếm cứu nạn 2 tàu mất liên lạc của Bình Định. Bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực tại khu vực bão đổ bộ để cứu hộ tàu khi có sự cố.
Đối với đất liền kể cả các tỉnh khu vực Tây Nguyên: Khẩn trương bố trí thiết bị phát điện phục vụ công tác trực ban, tham mưu công tác chỉ đạo điều hành, cứu hộ cứu nạn. Rà soát và triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực thấp trũng, nguy cơ cao ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét; Lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó bão trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh,...). Tăng cường công tác truyền thông qua hệ thống tin nhắn để người dân chủ động ứng phó.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư khắc phục các sự cố đê biển; hệ thống lưới điện, thông tin, ưu tiên cho công tác chỉ đạo điều hành, cứu hộ cứu nạn, y tế,... Chỉ đạo vận hành hệ thống hồ chứa hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và cắt giảm lũ cho hạ du. Tăng cường lực lượng trực ban tại tất cả các cấp để tăng cường chi sẻ thông tin về diễn biến của bão, mưa lũ, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.