THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:44

Bình Định: Cuối năm còn 37.117 hộ nghèo, giảm 1,87%

 

Ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH kiêm Phó Trưởng ban Chỉ đạo giảm nghèo và thực hiện Nghị quyết 30a trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân.

 

Năm 2017, các nguồn lực đầu tư dành cho Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo ở Bình Định khá lớn. Trong đó, nguồn kinh phí Trung ương bố trí thực hiện các chính sách dự án của Chương trình GNBV hơn 181.061 tỷ đồng. Nguồn vốn lồng ghép nguồn kinh phí khác gần  422 tỷ đồng. Nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện nghèo theo Chương trình 30a, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang ven biển và hải đảo hơn 163 tỷ đồng. Quỹ xóa đói giảm nghèo 2 tỷ đồng. Nguồn huy động từ UBMTTQVN các cấp cho Quỹ Vì người nghèo và ASXH hơn 68 tỷ đồng...

Nổi bật như chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã cho 29.160 lượt hộ vay, với số tiền gần 944 tỷ đồng. Kết quả, trong năm đã có khoảng 6.000 hộ thoát nghèo, 8.000 hộ đã chuyển biến được nhận thức và biết cách thức làm ăn. Tạo điều kiện cho hơn 10.000 lượt hộ học sinh, sinh viên vay vốn để đi học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Giúp hơn 3.000 lượt gia đình tại các vùng khó khăn vay vốn mua sắm máy móc, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dụng cụ đánh bắt chế biến hải sản và mở rộng cơ sở tiểu thủ công nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Đối với chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2017, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 439 hộ nghèo xây dựng nhà ở, kinh phí cho vay là gần 11 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ nghèo được hỗ trợ cho vay 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội. UBMTTQVN các cấp đã huy động và thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 207 nhà ở cho hộ nghèo, kinh phí gần 5,2 tỷ đồng.

Các công trình đầu tư theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, nông thôn mới và chính sách hỗ trợ đặc thù GNBV theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đối với 3 huyện nghèo An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh, Chương trình 135 đối với các xã miền núi được tiếp tục đầu tư xây dựng với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, các hạng mục công trình đúng theo quy định, phát huy tác dụng rõ rệt. 

Các mô hình giảm nghèo mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp hộ nghèo vươn lên GNBV đã được nhân rộng trong cộng đồng dân cư như: Mô hình gà an toàn sinh học tại các xã An Hòa, An Tân, huyện An Lão, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh; mô hình kiệu vụ thu đông xã Vĩnh Quang; nuôi chim bồ câu Pháp xã An Hòa, huyện An Lão. Đã có 51 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo, 5 hộ mới thoát nghèo tham gia, kinh phí gần 616 tỷ đồng. Xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn) đã xây dựng dự án hỗ trợ bò cái giống cho 46 hộ và hỗ trợ 10 hộ tôm thẻ chân trắng. 7 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển Mỹ Cát, Mỹ Lợi, Mỹ Thọ, Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thành, Mỹ Đức ở huyện Phù Mỹ xây dựng 11 mô hình giảm nghèo: Nuôi bò vỗ béo, gà an toàn sinh học, trồng hành, thu hút 398 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tham gia. Xã Phước Thắng (Tuy Phước) thực hiện hỗ trợ bò cái sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Xã Nhơn Châu, TP. Quy Nhơn triển khai phát triển sản xuất cho khoảng 30 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo thực hiện các dự án trồng rau an toàn trong khay nhựa; nuôi mực lá thương phẩm bằng lồng trên biển; chăn nuôi gà thịt. Ngoài ra còn đang triển khai mô hình sản xuất muối trải bạt tại xã Cát Minh, bánh tráng gạo xã Cát Thành, gà an toàn sinh học tại xã Cát Thành, xã Cát Hải (Phù Cát), nuôi bò thịt tại xã Mỹ Cát, trồng hành tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ), đã có 57 hộ nghèo, 20 hộ cận nghèo, 6 hộ mới thoát nghèo tham gia dự án. Theo ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định, các dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia GNBV đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân, cộng đồng và chính quyền các địa phương, nhất là các dự án về hỗ trợ sinh kế, đã tác động trực tiếp đến thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn, ĐBKK. Các cấp chính quyền các địa phương đã chủ động, phối hợp tuyên truyền về các nội dung, dự án của Chương trình. Điều này đã tác động nhận thức, trách nhiệm của các hộ, tránh tư tưởng trông chờ, chỉ nhận mà không đóng góp, phải nỗ lực lao động sản xuất và thoát nghèo, thoát cận nghèo. Làm tốt huy động, vận động từ các nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện công tác giảm nghèo, ASXH, nhất là việc huy động từ UBMTTQVN các cấp, đã hỗ trợ kịp thời cho những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh ĐBKK, sớm ổn định đời sống. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn tỉnh giảm 1,87%; riêng các huyện nghèo giảm tỷ lệ 6,35%. 

NGỌC MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh