Biện pháp khắc phục tại nhà cho F0 bị ho khan
- Y học 360
- 10:49 - 24/03/2022
1. Tinh dầu bạc hà tốt cho người ho khan
Tinh dầu bạc hà giúp làm mát đường thở, làm dịu cổ họng và giảm ho… Khi hít vào, nó tạo ra một cảm giác mát lạnh có thể làm dịu hoặc làm tê cổ họng bị kích thích.
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, khi một người khỏe mạnh sử dụng dầu bạc hà, nó có thể giúp thư giãn các cơ. Điều này có thể giải thích tại sao tinh dầu có thể làm dịu hơi thở ở những người bị ho.
Tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng bằng cách:
- Pha loãng dầu trong nước sôi và hít hơi nước
- Thêm tinh dầu vào máy khuếch tán
- Sử dụng trong một hỗn hợp của các loại dầu bôi ngoài da
Tinh dầu bạc hà là một thành phần trong một số sản phẩm viên ngậm ho.
Sử dụng tinh dầu bạc hà không khuyến khích dùng ở trẻ em dưới 8 tuổi hoặc những người đang mang thai.
2. Máy tạo độ ẩm
Máy tạo ẩm là một loại máy bổ sung độ ẩm cho không khí. Không khí khô có thể làm trầm trọng thêm các mô cổ họng bị viêm. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm có thể giúp làm lỏng dịch đường hô hấp, khiến người bệnh dễ thở và giúp thoải mái hơn khi ngủ.
3. Chất lỏng ấm
Các chất lỏng ấm như súp và trà... giúp bổ sung độ ẩm đồng thời giúp giảm đau và ngứa cổ họng. Chất lỏng ấm cũng giúp giữ cho bạn đủ nước, điều này rất cần thiết cho quá trình chữa bệnh.
Mật ong có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm ở cổ họng. Nó cũng có thể giúp phá vỡ chất nhầy và làm dịu cơn đau họng. Hãy thử thêm mật ong vào một tách trà ấm hoặc nước ấm với chanh hoặc đơn giản chỉ ăn một thìa mỗi khi cơn ho quay trở lại.
Một đánh giá năm 2018 cho thấy, mật ong có hiệu quả tương tự như diphenhydramine, được sử dụng đối với trẻ em bị ho. Tuy nhiên, nó không hiệu quả bằng dextromethorphan.
Lưu ý: Không cho trẻ dưới 12 tháng dùng mật ong do có nguy cơ ngộ độc. Đối với trẻ lớn, có thể dùng mật ong để làm dịu cơn ho khan.
Nước muối làm dịu các mô bị viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành. Muối cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và cổ họng.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, súc miệng bằng nước muối ba lần mỗi ngày làm giảm thời gian ho tới 2,4 ngày. Nó cũng làm giảm thời gian khàn giọng, hắt hơi và nghẹt mũi.
Để làm nước muối súc miệng, hãy pha 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm 236 ml và nhấp một ngụm. Ngửa đầu ra sau và súc miệng nhẹ nhàng trong 30 giây, sau đó nhổ ra, không được nuốt.
4. Các loại thảo mộc
Nhiều loại thảo mộc có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm sưng họng. Các loại thảo mộc cũng chứa chất chống ô xy hóa, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Các loại thảo mộc được sử dụng để điều trị ho khan bao gồm:
- Xạ hương
- Bạc hà
- Rễ cam thảo
- Nghệ
- Tỏi
- Gừng
- Kinh giới…
Bạn có thể thêm các loại thảo mộc vào chế độ ăn uống bằng cách pha chúng thành trà hoặc thêm chúng vào công thức nấu ăn yêu thích của mình hoặc cũng có thể tìm kiếm các chất bổ sung và chiết xuất của các thảo mộc này.
Nếu bạn bị ho khan, uống đủ nước giúp đảm bảo cổ họng của bạn luôn ẩm để có thể lành lại. Cố gắng uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, nhưng nhiều hơn sẽ tốt hơn.
Tốt nhất là nên uống nước ấm, giúp làm dịu cơn ho cũng như đau họng, ớn lạnh và sổ mũi.
5. Xông mũi họng
Hơi nước từ nước nóng có thể giúp làm ẩm các mô bị khô và bị kích thích trong đường mũi và cổ họng. Nó cũng có thể làm dịu kích ứng trong viêm họng và giảm ho.
Đun nóng nước, sau đó đổ nước vào một cái bát. Đặt một chiếc khăn lên đầu và bát, và từ từ hít không khí ẩm, ấm trong 2 đến 3 phút.
Lưu ý: Không hít hơi nước trực tiếp qua nồi nước sôi vì có thể bị bỏng da nghiêm trọng. Bạn cũng có thể tắm nước nóng và hít thở hơi nước trong khi tắm. Nếu bạn không cần vòi hoa sen nhưng muốn có hơi nước, hãy đóng cửa phòng tắm, bật vòi sen nước nóng và để hơi nước bốc ra. Hít thở sâu không khí ẩm.
6. Nước ép dứa
Nước ép dứa có chứa bromelain, là một loại enzyme có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, có thể giúp làm giảm sưng và kích thích các mô cổ họng bị sưng.
Bromelain cũng có thể giúp phân hủy chất nhầy làm cho người bệnh ho dễ dàng hơn.
Vitamin là các hợp chất hữu cơ mà cơ thể bạn cần để hoạt động bình thường. Các loại vitamin khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau. Ví dụ, vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của bạn. Bổ sung các loại hoa quả chứa nhiều vitamin như: Ổi, cam, chanh…
7. Probiotics
Probiotics là vi khuẩn lành mạnh có thể cải thiện vi khuẩn đường ruột. Chúng không giúp giảm ho một cách trực tiếp, nhưng sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch có thể chống lại nhiễm trùng.
Probiotics được tìm thấy trong một số thực phẩm lên men, như miso, dưa cải bắp và kim chi. Probiotics cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm chức năng tại hầu hết các hiệu thuốc hoặc bạn có thể tìm thấy chúng trong các loại sữa chua có chứa vi khuẩn sống.
18. Chế độ ăn
Bạn có thể nghĩ rằng thức ăn chỉ gây kích ứng dạ dày hoặc hệ tiêu hóa của bạn, nhưng một số loại thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra ho khan.
Ho có thể là một dấu hiệu của dị ứng thực phẩm. Nếu bạn bị ho khan sau khi ăn một loại thức ăn nào đó, hãy tránh thức ăn đó một lúc để xem cơn ho có ngừng lại hay không.
Ho khan cũng có thể là kết quả của phản ứng với histamine trong thực phẩm.
Thực phẩm giàu histamine bao gồm:
- Dâu tây
- Hoa quả sấy khô
- Thịt xông khói
- Pho mát già
- Thực phẩm ngâm chua
- Rượu
- Động vật có vỏ
- Sô cô la
Trào ngược axit cũng có thể gây ra ho khan. Thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm có tính axit, như cà chua, thường xuyên là nguyên nhân gây ra trào ngược axit. Sô cô la, caffein và thức ăn cay cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược axit như ho khan.
9. Tránh các chất kích ứng trong môi trường
Các chất kích thích thông thường bao gồm:
- Khói
- Phấn hoa
- Nước hoa
- Lông thú cưng
- Sản phẩm tẩy rửa
Cân nhắc thực hiện các biện pháp này để giúp làm cho môi trường của bạn ít kích hoạt hơn:
- Sử dụng máy lọc không khí: Giúp làm sạch không khí khỏi các chất gây dị ứng và kích thích như bụi, phấn hoa và lông thú cưng.
- Loại bỏ khói thuốc lá: Khói thuốc có thể gây kích ứng cổ họng và làm trầm trọng thêm tình trạng ho khan.
Nếu cơn ho của bạn không biến mất sau một vài tuần, hãy liên hệ với bác sĩ để xác định lại tình trạng và điều trị thích hợp.