Bị tố tắc trách khiến thai nhi 40 tuần tuổi tử vong bất thường: Bệnh viện Từ Dũ nói gì?
- Tây Y
- 22:13 - 07/01/2020
Trao đổi với báo chí, Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết theo mô tả từ hồ sơ bệnh án ngày 28/12, chị Trần Thị Kiều Diễm nhập viện lúc thai được 40 tuần 1 ngày tuổi và bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ.
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ thông tin về sự cố.
Theo mô tả từ hồ sơ bệnh án, chị Diễm nhập viện lúc thai nhi 40 tuần 1 ngày, khi có dấu hiệu chuyển dạ thì được các bác sĩ cho nhập viện. Khi tiếp nhận sản phụ các bác sĩ trong ekip có động thái theo dõi, nghe tim thai và đều có ghi nhận trong hồ sơ.
Chúng tôi thực hiện đầy đủ các quy trình, có ghi lại đầy đủ trên hồ sơ. Theo quy định của khoa sản A (Bệnh viện Từ Dũ) thì 4 tiếng bác sĩ sẽ đến thăm khám và nghe tim thai 1 lần, ở phòng sinh thì 1 tiếng nghe tim thai 1 lần (khi cổ tử cung mở được 3cm sẽ chuyển vào phòng sinh).
Các nhân viên trực có thăm khám, có ghi nhận tim thai. Lần cuối cùng khi anh Quý (chồng sản phụ Diễm) lên gặp thông báo với bác sĩ, chúng tôi đã khám lại và tim thai rất khó nghe. Chúng tôi gửi chị Diễm đi siêu âm ngay lập tức, lúc này ghi nhận thai đã chết trong tử cung.
Cổ tử cung lúc này đã mở. Để tránh cho bệnh nhân phải trải qua một ca mổ. Vào lúc 22h27 phút, có dấu hiệu của nhau băng non, đây là biểu hiện của phong huyết tử cung nhau, có thể gây nguy hiểm về sau, thậm chí là phải cắt tử cung, không có khả năng sinh con về sau…qua dự đoán nên ekip quyết định mới mổ.
Khi mổ lấy em bé ra khỏi cơ thể mẹ chúng tôi ghi nhận: dây rốn thắt nút, dây rốn quấn 2 vòng quanh cổ, nhau bong non 10%.
Sau khi sự cố xảy ra, bệnh viện đã yêu cầu kíp trực giải trình, kiểm tra hồ sơ lưu trữ lại, chúng tôi nhận thấy quy trình đúng, phù hợp hoàn toàn với khoa sản A, của phòng cấp cứu.
"Chúng tôi hiểu và chia sẻ về sự việc này đối với gia đình bệnh nhân. Đây là sự việc đáng tiếc mà chúng tôi không thể lường trước được. Chúng tôi cảm thấy có lỗi vì đã không giữ được con cho vợ chồng anh Quý, chị Diễm.
Nguyên nhân lớn nhất khiến em bé tử vong là dây rốn thắt nút, một tình trạng hiếm gặp trong y văn, tỉ lệ 0,3-2%. Tình trạng này cũng rất khó chẩn đoán trên siêu âm, hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng, không có dấu hiệu cảnh báo, khó xác định thời điểm xảy ra vấn đề bởi dây rốn trong bụng mẹ thường nằm cuộn, chồng lên nhau.
Theo bác sĩ Nhi, sự cố dây rốn thắt nút rất ít, chỉ từ 0,3 - 2%/100 và cũng khó chẩn đoán trong siêu âm. Việc khó khăn trong chẩn đoán khiến việc siêu âm cũng khó để phát hiện ra. Khi dây rốn thắt nút, tuần hoàn của mẹ và con thường sẽ bị gián đoạn, dẫn đến tử vong (tăng gấp 4 lần so với người không có).
Không có thời điểm nào trong siêu âm cho biết thời điểm phát hiện dây rốn thắt nút. Vì vậy không thể có chiến lược tầm soát bằng siêu âm được. Dây rốn thắt nút cũng không có một dấu hiệu cảnh báo lâm sàng nào.
Trước đó, ngày 28/12 vợ chồng anh Quý đến Bệnh viện Từ Dũ để sinh con nhưng không may con của anh chị bị tử vong, được bác sĩ thông báo bằng miệng là thai nhi tử vong do nhau bong non và dây rốn quấn cổ.
Vì không đồng tình với cách giải thích này và mong muốn phía Bệnh viện Từ Dũ phải làm rõ trách nhiệm của ekip trực từ lúc vợ anh nhập viện cho đến thai nhi tử vong. Gia đình sản phụ đã khiếu kiện bệnh viện tắc trách để xảy ra sự việc.