Bí thuật quyến rũ đàn ông của nữ hoàng Cleopatra
- Văn hóa - Giải trí
- 05:40 - 22/01/2015
Nữ hoàng Cleopatra - Biểu tượng "sex" thời cổ đại
Sử sách ghi chép lại rằng, Cleopatra có một vẻ đẹp làm đắm say biết bao vương tử và vua chúa. Thậm chí, bà còn là nguồn cảm hứng của vô số các tác phẩm điêu khắc, các vở kịch và thơ ca. Tất cả đều ca ngợi nhan sắc "chim sa cá lặn" của bà, tôn thờ cái điêu luyện của bà trong lĩnh vực "yêu đương".
Vẻ đẹp thực sự của nữ hoàng Cleopatra có lẽ mãi mãi sẽ là một điều bí ẩn bởi xác ướp của bà đã được thả trôi trên dòng sông Seine của nước Pháp nên ngành khoa học giám định pháp y ngày nay không thể phục hồi lại gương mặt thật sự của vị Pharaoh cuối cùng trong lịch sử Ai Cập này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể tả lại chân dung nữ hoàng nhờ 10 đồng xu cổ đại có khắc hình Cleopatra vẫn ở trong tình trạng tốt. Theo chân dung trên mặt đồng xu, Cleopatra có một cái cổ khá to, mũi khoằm, tai dài, cằm nhô, môi thâm mỏng và một chiều cao khiêm tốn 1,5m.
Rõ ràng, thời cổ đại, người ta có cái nhìn về sắc đẹp khác thời hiện đại nhưng so với phụ nữ thời gian đó, nữ hoàng "tuyệt sắc" có nhan sắc hoàn toàn trung bình. Nhưng vì sao Cleopatra lại trở thành biểu tượng của sắc đẹp, một biểu tượng "sex" của thời cổ đại? Tuy Cleopatra không thực sự xinh đẹp nhưng bà lại sở hữu những vũ khí lợi hại nhất để chinh phục trái tim hai người đàn ông quyền lực nhất là Hoàng đế Julius Caesar và vị tướng dũng mãnh La Mã Mark Antony. Mặc dù không phải là tuyệt sắc giai nhân, nhưng Cleopatra lại sở hữu một thân hình tuyệt mỹ và vô cùng gợi cảm.
Bằng chứng nằm trong các chữ tượng hình khắc trên các bức tường trong lăng mộ của nữ hoàng: Cleopatra được cuốn tròn trong một tấm thảm và được mang đến cung điện của Hoàng đế Caesar. Khi mở thảm ra, vị hoàng đế La Mã không thể cưỡng lại sự quyến rũ và "nóng bỏng" của người đẹp. Chỉ sau đêm định mệnh này, bà trở thành người tình của Caesar. Cũng từ đó, tiếng tăm về một người đẹp làm vị hoàng đế oai hùng phải "liêu xiêu", nguyện dâng cả đất nước Ai Cập cho người đẹp đã chiếm trọn trái tim sắt đá của hoàng đế.
Theo tài liệu còn lưu lại tại các thư viện lớn của Ai Cập, hoàng đế Caesar say đắm Cleopatra bởi bà là một nữ thiên tài hiếm có vào thời Ai Cập cổ. Nữ hoàng có thể nói 9 thứ tiếng và cực kỳ thông minh. Bà được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm. Hơn nữa, bà may mắn được sở hữu một giọng nói ngọt ngào, một câu chuyện dù tẻ nhạt đến đâu nhưng được kể bằng giọng "đáng yêu" của nữ hoàng cũng trở thành một câu chuyện đầy lôi cuốn.
Trong cuốn sách về cuộc đời của Cleopatra, sử gia Plutarch viết: "Lời nói của Cleopatra chứa đựng một sức mê hoặc khó diễn tả. Tài ăn nói, tính cách của bà thể hiện qua từng hành động. Giọng nói của bà thật ngọt ngào...". Trí thông minh của Cleopatra đã được ca ngợi trong văn học Ả-rập và Ai Cập.
Bà đã xây dựng một đội quân hùng hậu, một hạm đội các tàu chiến để đối đầu với đế chế La Mã, giúp cho Ai Cập hùng mạnh và giữ được hòa bình. Tuy nhiên, sự thông minh và tài giỏi vẫn không đủ để quyến rũ được hai người đàn ông dũng mãnh, bí quyết của bà nằm ở trong chính "nghệ thuật yêu đương" vô cùng tuyệt vời.
Các sử gia nhận định, nữ hoàng Cleopatra chính là "quả bom sex" của thời cổ đại. Đàn ông thời đó, đặc biệt là các vương tử, danh tướng và hoàng đế đều muốn được một lần "gần gũi" Cleopatra, để được tận hưởng cảm giác thăng hoa và sự "điêu luyện" của nữ hoàng trong lĩnh vực "yêu đương".
Sự thật về tình dược của nữ hoàng Cleopatra
Tuy nhiên, để đến được giai đoạn "yêu đương" đó, nữ hoàng Cleopatra còn phải dùng đến bí thuật của riêng mình. Theo một số ghi chép, nữ hoàng Cleopatra đã quyến rũ đàn ông bằng một loại tinh dầu đặc biệt, tỏa ra hương thơm làm mê đắm đàn ông, khiến họ mất hết lý trí và nghe theo mọi yêu cầu của Cleopatra. Phải chăng, thứ tinh dầu của nữ hoàng "xinh đẹp" là một loại tình dược bí ẩn, chỉ nữ hoàng mới có? Nhưng Cleopatra không phải là phù thủy hay là người điều chế bùa chú.
Thực tế, bà là một nhà khoa học xuất sắc, có nhiều phát minh khá thú vị. Và một trong những phát minh còn lưu truyền đến ngày nay là nước hoa. Thứ tinh dầu nữ hoàng dùng để quyến rũ những người đàn ông quyền lực chính là nước hoa thô sơ hay còn gọi là tinh dầu thơm. Ít ai biết rằng, nước hoa của Cleopatra có sức quyến rũ kỳ lạ.
Khi Cleopatra lần đầu xuất hiện trước mặt Caesar từ trong tấm thảm, chính mùi hương tỏa ra từ cơ thể bà đã khiến vị hoàng đế ngất ngây và thích thú. Ngoài ra, để tăng thêm độ quyến rũ, Cleopatra còn dùng xạ hương để bôi vào lông mày, dùng nước hoa bôi vào môi kích thích khứu giác của đàn ông.
Còn đối với Mark Anthony, bà đã tìm gặp và quyến rũ vị thủ lĩnh này ngay từ lần gặp đầu tiên ở Tarsus (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) bằng cách đi trên một chiếc thuyền có những cánh buồm ngát hương thơm và những chiếc đèn tỏa mùi quyến rũ. Trong chiếc đèn là loại nước hoa được chế theo công thức riêng, khi gặp lửa sẽ tỏa ra hương thơm đặc biệt, gây sự chú ý cho người hít phải. Hơn nữa, để tăng tính kích thích và hiệu quả, nữ hoàng còn tắm bằng tinh chất chiết xuất từ hoa hồng kết hợp với sữa tươi. Cách làm này vừa tạo hương thơm cho cơ thể vừa giúp nữ hoàng có được làn da trắng mịn, khiến mọi đàn ông phải ao ước có được người phụ nữ đẹp này.
Bên cạnh nước hoa, truyền thuyết còn kể lại rằng, nữ hoàng Cleopatra là người rất say mê đá Emerald - Ngọc lục bảo. Nữ hoàng còn sử dụng loại đá quý hiếm này để trang hoàng cho mọi đồ vật trong cung điện và phòng ngủ của mình. Cleopatra tin rằng, ngọc lục bảo là loại đá có sức mạnh kỳ diệu. Nó mang lại tình yêu cho Cleopatra, làm lóa mắt những người đàn ông bà muốn nắm giữ. Theo nhiều sử gia, Cleopatra luôn mang theo mình một viên đá Emerald, khi gặp được đối tượng ưng ý, bà sẽ đặt viên đá lên tim và ước nguyện. Lập tức, người đàn ông được nữ hoàng để ý sẽ hoàn toàn "quy phục" và sẵn sàng hi sinh vì bà. Điển hình nhất trong những người được nữ hoàng "sủng ái" là Mark Antony.
Từng gặp Cleopatra và mê đắm nữ hoàng Ai Cập ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng Antony chỉ còn biết ngậm ngùi tiếc nuối khi Cleopatra sánh bước cùng vị thủ lĩnh của mình là Hoàng đế Caesar. Khi Caesar qua đời, Antony đã chớp lấy thời cơ để có được người đẹp. Vốn ấp ủ và nuôi mộng được gặp gỡ riêng với vị nữ hoàng xinh đẹp và nhớ mùi hương quyến rũ của bà nhưng chưa có cơ hội, cộng với việc cần phải thương lượng với Cleopatra bởi vị nữ hoàng này không đồng tình cung cấp quân phí cho đội quân Antony cai quản, Antony đã mời Cleopatra đến Tasus. Buổi gặp gỡ diễn ra trên một chiếc ngự thuyền lộng lẫy của Cleopatra.
Với những bữa tiệc xa hoa, một vị tướng tài ba, lừng lẫy chiến tích như Antony đã choáng váng khi được vô khối người đẹp vây quanh mình, đặc biệt trong bữa tiệc đó luôn có mặt của người phụ nữ mà ông đem lòng yêu từ lâu. Cuối cùng, Antony quyết định bỏ người vợ bao năm chung sống của mình và đi theo tiếng gọi của con tim.
Ông chuyển đến sống tại Alexandria, thủ đô hoa lệ của Ai Cập. Đó là chuỗi ngày được đánh giá là tràn ngập trong sự xa hoa và các buổi yến tiệc, Antony đã thực sự đắm chìm trong hạnh phúc khi được sống cạnh người tình. Với sự sắc sảo của mình cùng những bí thuật quyến rũ đàn ông, Cleopatra không chỉ khiến trái tim của Antony chới với mà còn điều khiển ông nghe theo mọi lời khuyên và yêu cầu của mình.
Nữ hoàng Cleopatra nếu không nhờ đến nước hoa, các biện pháp chăm sóc da hay viên ngọc lục bảo thì chỉ là một người phụ nữ hết sức bình thường. Dù thân hình bà nóng bỏng và cực kỳ quyến rũ nhưng chưa chắc đã được đàn ông Ai Cập thời đó say mê hay để ý với nhan sắc có thể nói là xấu đến vậy.
Nữ hoàng Cleopatra "xấu" hay "đẹp"? Sắc đẹp của nữ hoàng quyền lực Cleopatra vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Dựa vào hình vẽ trên đồng xu La Mã cổ, Viện Hàn lâm đại học Newcastle (Anh) kết luận, Cleopatra rất xấu, không hề hấp dẫn như sử sách ca ngợi. Nhưng Zahi Hawass, nhà khảo cổ hàng đầu của Anh đã phản biện lại giả định này.Ông cho rằng, tượng nữ hoàng tìm thấy tại ngôi đền chứng tỏ Cleopatra có khuôn mặt xinh đẹp, duyên dáng và rất quyến rũ. Những đồng xu nhỏ bé, khó có thể khắc họa được chân dung của một người nếu không có kỹ thuật tinh xảo. Những đồng xu có hình nữ hoàng không thể chính xác bằng các bức tượng lớn được chạm khắc tỉ mỉ và cầu kỳ. |