CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:10

Bí mật những nấm mồ không hài cốt

Cố chạy lấy người nhưng vẫn kiên quyết giấu của

Đường 7 hiện nay được đổi tên thành quốc lộ 25, là tuyến đường huyết mạnh nối một số tỉnh Tây Nguyên với Nam Trung Bộ. Trong cuộc rút chạy lịch sử năm 1975, dù trong lúc bấn loạn, cố chạy lấy thân nhưng nhiều người vẫn mạo hiểm cất dấu vàng bạc, của cải ở một số địa điểm như; Đồng Cam (huyện Phú Hòa), Củng Sơn, Ngân Điền, Suối Bạc…(huyện Sơn Hòa, Phú Yên), thị trấn Phú Túc, Phú Bổn (huyện Ayun Pa, Gia Lai). Thế nên, không ít người đã bỏ mạng bởi “bom rơi, đạn lạc”.

Thỉnh thoảng dọc đường 7 vẫn còn lán của người tìm vàng.

Đường 7 có mốc xuất phát từ Tuy Hòa (Phú Yên) và kết thúc tại quốc lộ 14 thuộc huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai). Đây được xem là một trong những con đường huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những năm 1972 đến 1974, một số địa điểm chiến lược như Cheo Reo (Ayun Pa bây giờ) rừng núi bạt ngàn. Nắm bắt được địa thế này, quân địch tìm mọi cách mở hàng loạt trận càn. Phần lớn bà con đồng bào phải cùng nhau lên rừng theo kháng chiến. Tuy nhiên không ít người đã bị địch bắt và dồn vào các ấp chiến lược.

Đoạn đường rẽ vào Krông Pa, trong cuộc chạy loạn, ngụy từng đánh rơi vàng lỏn chỏn

Nhớ lại những ngày quân địch đặt bước chân xâm lấn lên các bản làng của mình, già làng Y B’Nhô tâm sự: “con đường lịch sử này đã chứng kiến không ít cuộc cướp bóc tàn bạo của địch. Chúng vơ vét của cải của nhân dân để về Pleiku đổi sang vàng. Thời đó, mỗi tên cỡ trung úy ngụy là đã vơ vét được hàng ký vàng rồi. Béo bở nhất là khi chúng đánh sập các tiệm buôn bán để cướp gia sản. Có nhiều người dân bị địch cướp bóc đến mức không còn gì để ăn”. Lúc này, được sự thâm nhập và hướng dẫn của một số chiến sỹ cách mạng của ta, hàng ngàn thanh niên ở các buôn làng dọc đường 7 đi làm du kích, bộ đội và ngày đêm được huấn luyện cách đánh đồn bốt, gài mìn, đơm chông, ném lựu đạn. Thời điểm đó, đồn K’Lóa được xem là nơi hội tụ những tên gian ác và tham lam nhất của địch.  

Sau nhiều ngày được huấn luyện, bộ đội chủ lực của ta đã phối hợp với du kích địa phương mở trận đánh oanh liệt tiêu diệt đồn K’Lóa, chiến thắng này đã củng cố niềm tin cho người dân trong vùng kháng chiến, nhiều người mừng vui kéo nhau về lại làng bản, cùng với bộ đội củng cố hậu phương, chuẩn bị cuộc đánh quyết định năm 1975.

 Bí mật từ những nấm mồ không hài cốt

Khi quân địch rút chạy đến bến sông Thành Hội (xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) thì bị chùn lại vì ngăn cách bởi Sông Ba. Lúc này, chính quyền ngụy quân ở Sài Gòn tức tốc tìm cách bắc cầu phao qua Sông Ba để rước đám tàn quân về. Quân ngụy cùng những thương nhân bị địch lôi kéo co cụp về đây đến mấy ngàn người, hầu hết ai cũng mang trên người rất nhiều vàng. Biết tình thế khó khăn, những người này nghĩ ra sáng kiến sẽ đào những nấm mộ và chôn của cải xuống đó.

Quanh bến sông Thành Hội này được cho rằng đã có rất nhiều “nấm mộ vàng”

Ông Nguyễn Trung (đội du kích Cheo Reo năm xưa) nhớ lại: " Hồi đó chúng tôi được phân công nhiệm vụ giám sát quân địch và liên tục báo cáo quân số của chúng với cấp trên để tổ chức đưa ra phương án chiến đấu hiệu quả nhất, ít tổn hao nhất. Quân du kích thì thỉnh thoảng vẫn tiến hành bắn tỉa một số tên ngụy, tuy nhiên không nhiều. Ấy vậy mà cứ cách mỗi ngày lại thấy có rất nhiều nấm mồ được đắp mới. Hồi đó, chính sách của chúng ta cũng rất nhân đạo, vừa chiến đấu nhưng cũng vừa ra lời kêu gọi quân ngụy hãy đầu hàng nên thời gian co cụm ở bến sông Thành Hội cũng khá lâu. Thời chiến, thấy mộ mọc lên cũng cứ nghĩ đó là xác chết thật nên cũng không ai quan tâm cả”. Để ngụy trang một cách khôn khéo nhất, trên mỗi “nấm mộ vàng” người ta đều ghi tên của mình bọc trong túi nilon hoặc tìm một phiến đá và dùng dao nhọn mang sẵn khắc tên mình vào đó, có người ghi tên giả nhưng đa số là ghi tên thật.

Cũng theo ông Trung và nhiều người địa phương thì những bí mật từ các ngôi mộ này chỉ bị người dân phát hiện ra khi vào những năm 1994, bỗng nhiên thấy rất nhiều người bí mật về khu vực Thành Hội, Củng Sơn này lúc nửa đêm lần tìm các gò đất cao có khả nghi là mộ để đào bới. Ban đầu người dân cũng nghĩ là tìm và bốc mộ người thân ban đêm cho xương khỏi bị ánh nắng mặt trời làm hỏng. Nhưng, tình cờ vào một đêm sáng trăng, ông Trần Văn Tùng, một người dân Củng Sơn đi bắt ếch, thấy một tốp người đào bới thì ông lặng lẽ núp vào bụi cây để xem và ông tá hỏa ra khi thấy người ta móc dưới hố lên là một hủ vàng sáng chóe. Đây cũng được xem là nơi chôn dấu nhiều vàng bạc nhất cảu tàn quân ngụy.

Tuy nhiên khi những người dân Sơn Hà phát hiện ra những gồ đất nhô cao ở Thành Hội là những “nấm mộ vàng” thì cũng đã bị những người năm xưa cất giấu còn sống sót hoặc người thân của họ bí mật về tìm kiếm gần hết. Ông Lê Đức, có cha là Lê Nam (một tư sản giàu có nhất xứ Kon Tum hồi đó) tiếc rẻ: “lần đó, theo sự dụ dỗ của quân ngụy, gia đình tôi gom hàng chục bao tải vàng bạc, châu báu đưa lên xe jep.

Nhiều người đi trồng mỳ đào được cả ký vàng.

Nhưng đến Thành Hội xe không thể qua sông nên cha, mẹ tôi đã đào mồ chôn vàng ở đây, giờ họ đều đã chết, theo sự miu tả lại tôi về đây thử tìm lại nhưng không thể tìm ra, có lẽ do chiến tranh đã làm xáo chộn nhiều vùng đất. Tuy nhiên đến nay thì dường như không còn chút vàng nào ở dọc đường 7 nữa. Nhiều người vẫn ảo vọng hùng hục đi đào bới và săn tìm chỉ chuốc khổ, chuốc vạ vào thân mà thôi.

Nhiều đền thờ được lập nên ngay nơi nhặt được vàng để tạ ơn người đã khuất. 

ĐÔNG HƯNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh