THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:27

Bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tái phát ở Nghệ An

Tin từ báo Nghệ An cho biết, tính đến ngày hôm nay (28/3), huyện Quế Phong đã ghi nhận dịch bệnh tả lợn châu Phi tái phát tại 23 hộ chăn nuôi thuộc 4 xã:Tiền Phong, Mường Nọc, Tri Lễ và Thông Thụ. Tổng số lợn đã phải tiêu hủy đến nay là 111 con, với 4.814kg. 

Nghệ An, bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tái phát  - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng thu gom lợn dịch trên địa bàn xã Tiền Phong đem đi tiêu hủy. Ảnh: PV.

Địa phương có lợn bị dịch nhiều nhất đến thời điểm này là xã Tiền Phong, với 70 con tại 16 hộ dân ở 5 bản: Mường Hin, Na Cày, Lâm Trường, bản Tạng và bản Đan. 

Ông Võ Khánh Toàn, Bí thử Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Cách đây khoảng 2 tuần, trên địa bàn xã bắt đầu ghi nhận ca tái phát dịch tả lợn châu Phi đầu tiên, đến nay đã lan ra 5/12 bản.

Theo ông Toàn, hiện nay chính quyền địa phương đang tích cực khoanh vùng dập dịch, đặt 1 trạm chốt chặn ngay ngã ba Truông Bành - cửa ngõ vào địa phận huyện Quế Phong, nơi giáp ranh với huyện Quỳ Châu. Xã cũng đã sử dụng hơn 4 tấn vôi bột để rắc khử trùng, đồng thời phun thuốc khử khuẩn tại các nơi tái phát dịch. 

Hiện tại, chính quyền địa phương xã Tiền Phong cũng đã quán triệt với các hộ dân không được buôn bán, vận chuyển lợn từ địa bàn xã ra bên ngoài và ngược lại. Đối với những thôn bản chưa bị dịch thì vận động nhân dân dùng vôi bột và các biện pháp sinh học khử trùng, dọn dẹp chuồng trại. Đồng thời, tuyên truyền nhân dân tăng cường thói quen khử khuẩn trước và sau khi đi vào khu vực chuồng trại chăn nuôi. 

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi, UBND huyện Quế Phong cũng đã ra quyết định công bố dịch tại các xã đã có dịch, nhằm đảm bảo kiểm soát không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đồng thời cảnh báo đến các xã lân cận có biện pháp phòng chống hữu hiệu. 

Trước đó, trao đổi với phóng viên Vov.vn, ông Phan Xuân Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết: "Ngoài việc hỗ trợ kinh phí của tỉnh, huyện cũng bỏ ngân sách hỗ trợ bằng việc mua vôi bột giao cho các xã, cũng như nhận hóa chất về để tiêu độc khử trùng. Đồng thời, nhắc nhở, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã có hiện tượng tái dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát, đặc biệt lực lượng chuyên môn của huyện cũng đã tích cực cùng với địa phương thường xuyên giám sát".

Nguyên nhân xảy ra dịch tái phát trên địa bàn các huyện ở Nghệ An được xác định, các xã đang có dịch đều là ổ dịch cũ năm 2019 và 2020, mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường chăn nuôi và động vật mẫn cảm. Công tác tiêu độc, khử trùng chưa thường xuyên, liên tục.

Sau Tết Nguyên đán, người dân tái đàn lợn nhưng ít áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không khai báo với chính quyền địa phương... Thời tiết đang diễn biến thất thường, mưa, gió nhiều làm các nguồn nước, phân, chất thải từ các hộ gia đình phát tán ra môi trường, theo các kênh, mương vào ao, hồ, người chăn nuôi dùng để tắm, vệ sinh chuồng trại và cho lợn ăn, uống.Tin từ báo Nghệ An cho biết, tính đến ngày hôm nay (28/3), huyện Quế Phong đã ghi nhận dịch bệnh tả lợn châu Phi tái phát tại 23 hộ chăn nuôi thuộc 4 xã:Tiền Phong, Mường Nọc, Tri Lễ và Thông Thụ. Tổng số lợn đã phải tiêu hủy đến nay là 111 con, với 4.814kg. 

Địa phương có lợn bị dịch nhiều nhất đến thời điểm này là xã Tiền Phong, với 70 con tại 16 hộ dân ở 5 bản: Mường Hin, Na Cày, Lâm Trường, bản Tạng và bản Đan. 

Ông Võ Khánh Toàn, Bí thử Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Cách đây khoảng 2 tuần, trên địa bàn xã bắt đầu ghi nhận ca tái phát dịch tả lợn châu Phi đầu tiên, đến nay đã lan ra 5/12 bản.

Theo ông Toàn, hiện nay chính quyền địa phương đang tích cực khoanh vùng dập dịch, đặt 1 trạm chốt chặn ngay ngã ba Truông Bành - cửa ngõ vào địa phận huyện Quế Phong, nơi giáp ranh với huyện Quỳ Châu. Xã cũng đã sử dụng hơn 4 tấn vôi bột để rắc khử trùng, đồng thời phun thuốc khử khuẩn tại các nơi tái phát dịch. 

Hiện tại, chính quyền địa phương xã Tiền Phong cũng đã quán triệt với các hộ dân không được buôn bán, vận chuyển lợn từ địa bàn xã ra bên ngoài và ngược lại. Đối với những thôn bản chưa bị dịch thì vận động nhân dân dùng vôi bột và các biện pháp sinh học khử trùng, dọn dẹp chuồng trại. Đồng thời, tuyên truyền nhân dân tăng cường thói quen khử khuẩn trước và sau khi đi vào khu vực chuồng trại chăn nuôi. 

Nghệ An, bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tái phát  - Ảnh 2.

Lợn chết được cơ quan chức năng thu gom và tiêu hủy bằng cách chôn lấp ở xã Tri Lễ. Ảnh: PV.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi, UBND huyện Quế Phong cũng đã ra quyết định công bố dịch tại các xã đã có dịch, nhằm đảm bảo kiểm soát không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đồng thời cảnh báo đến các xã lân cận có biện pháp phòng chống hữu hiệu. 

Trước đó, trao đổi với phóng viên Vov.vn, ông Phan Xuân Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết: "Ngoài việc hỗ trợ kinh phí của tỉnh, huyện cũng bỏ ngân sách hỗ trợ bằng việc mua vôi bột giao cho các xã, cũng như nhận hóa chất về để tiêu độc khử trùng. Đồng thời, nhắc nhở, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã có hiện tượng tái dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát, đặc biệt lực lượng chuyên môn của huyện cũng đã tích cực cùng với địa phương thường xuyên giám sát".

Nguyên nhân xảy ra dịch tái phát trên địa bàn các huyện ở Nghệ An được xác định, các xã đang có dịch đều là ổ dịch cũ năm 2019 và 2020, mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường chăn nuôi và động vật mẫn cảm. Công tác tiêu độc, khử trùng chưa thường xuyên, liên tục.

Sau Tết Nguyên đán, người dân tái đàn lợn nhưng ít áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không khai báo với chính quyền địa phương... Thời tiết đang diễn biến thất thường, mưa, gió nhiều làm các nguồn nước, phân, chất thải từ các hộ gia đình phát tán ra môi trường, theo các kênh, mương vào ao, hồ, người chăn nuôi dùng để tắm, vệ sinh chuồng trại và cho lợn ăn, uống.

Hòa Thanh (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh