THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:18

Bến Tre làm tốt công tác An toàn lao động

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút và phát huy được sự tham gia rộng rãi của người lao động và người sử dụng lao động góp phần quan trọng phòng ngừa, kéo giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong khu vực có quan hệ lao động, góp phần củng cố, phát triển văn hóa an toàn lao động.

Đồng thời, một số chính sách mới về quản lý và thực hiện an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động bước đầu được quan tâm triển khai thông qua công tác khai báo, điều tra, báo cáo, đánh giá, công bố tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

Tập huấn an toàn lao động cho các doanh nghiệp.

Tập huấn an toàn lao động cho các doanh nghiệp.

Ông Đoàn Hải Nam, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre cho biết, là một trong những địa phương thực hiện rất tốt các chế độ chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cụ thể,hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giữa những người tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp.

 

Bên cạnh việc tuyên truyền và thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động, Sở LĐ-TB&XH còn xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao động. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã đề xuất nhiều kiến nghị đối các doanh nghiệp khắc phục các sai phạm, làm tốt hơn công tác an toàn vệ sinh lao động.

Về phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Luật đã có các qui định cụ thể và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đánh giá, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc. Phương châm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là các giải pháp phòng ngừa ít tốn kém hơn nhiều so với giải quyết hậu quả, xây dựng văn hóa an toàn tại doanh nghiệp cần nhấn mạnh hơn nhiều so với việc kêu gọi hỗ trợ nạn nhân khi tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra. Những điều này đòi hỏi cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện để nâng cao nhận thức cho người lao động.

Huấn luyện an toàn lao động lao động cho người lao động.

Huấn luyện an toàn lao động lao động cho người lao động.

Đồng thời, công tác huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động cũng được tập trung thực hiện, đối tượng được huấn luyện chủ yếu là cán bộ quản lý cấp huyện, cấp xã; người sử dụng lao động; người lao động vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã phối hợp xây dựng và phát sóng các chuyên mục về “an toàn lao động” nhân Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động, các huyện, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hưởng ứng tích cực như: treo băng ron, khẩu hiệu, tin bài, phóng sự, tài liệu được tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre và được phát đến tận tay người lao động, doanh nghiệp; nhiều hoạt động phong phú, thiết thực đặc biệt là để thúc đẩy các hoạt động huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc của doanh nghiệp; tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến văn bản mới, hướng dẫn triển khai các văn bản hướng dẫn Luật.

Công tác vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã xây dựng các biện pháp làm việc an toàn, quy trình vận hành và xử lý sự cố máy móc, thiết bị, vật tư được đảm bảo, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ người lao động.

Công tác vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã xây dựng các biện pháp làm việc an toàn, quy trình vận hành và xử lý sự cố máy móc, thiết bị, vật tư được đảm bảo, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ người lao động.

Công tác huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động cũng được tập trung thực hiện, đối tượng được huấn luyện chủ yếu là cán bộ quản lý cấp huyện, cấp xã; người sử dụng lao động; người lao động vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.

Song song đó, các hoạt động kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động thường xuyên được quan tâm, kiểm định định kỳ và khai báo cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.

“Nhìn chung, công tác vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã xây dựng các biện pháp làm việc an toàn, quy trình vận hành và xử lý sự cố máy móc, thiết bị, vật tư được đảm bảo, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ người lao động”, ông Hải Nam nhấn mạnh.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh