THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:30

Bến Tre: Hiệu quả từ dạy nghề cho lao động nông thôn

 

Nhiều điểm sáng trong công tác đào tạo nghề

Theo ông Nguyễn Minh Lập – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre: Thời gian qua, nhờ sự phối hợp chặt chẻ của các ban ngành, đoàn thể, các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chính sách, tư vấn học nghề, việc làm thường xuyên được thực hiện tốt. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình, linh động mở nhiều lớp đào tạo tại các xã vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận tiện để người dân học nghề. Chỉ tiêu về đào tạo nghề cho LĐNT hàng năm có tăng thêm về số lượng, chất lượng từng lúc được  nâng lên, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nâng lên, đã giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững, nhiều lao động có cơ hội chuyển đổi ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Hiện, toàn tỉnh có 23 cơ sở GDNN, gồm: 15 cơ sở công lập và 8 cơ sở ngoài công lập. Các cơ sở GDNN công lập hoạt động tương đối tốt, có nề nếp trên các lĩnh vực tuyển sinh, đào tạo. Một số huyện đã gặt hái được nhiều nổi bật trong công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng.

Nổi bật huyện Chợ Lách, qua sơ kết 9 tháng thực hiện Nghị quyết Huyện ủy, ngành lao động - thương binh và xã hội huyện Chợ Lách đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đặc biệt quan tâm, đã giải quyết việc làm cho 3.958 lao động, đạt 89,95% kế hoạch; đào tạo và truyền nghề cho 2.507 lao động, đạt 89,54% kế hoạch. Đây có thể được xem  là một trong những điểm sáng ở lĩnh vực đào tạo nghề.

Nghề đan giỏ bằng lục bình góp phần tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn


Điểm sáng của huyện Chợ Lách là xã Tân Thiềng đào tạo nghề cho LĐNT chủ yếu là làm nông nghiệp, với nghề làm cây giống, hoa kiểng, trồng cây ăn trái, một số lao động làm thương mại, buôn bán nhỏ, dịch vụ, gia công may mặc, kết cườm… Qua đợt hạn mặn năm 2016, diện tích cây ăn trái của xã bị thiệt hại nhiều, người dân chuyển đổi sang làm cây giống, hoa kiểng, dịch vụ, từ đó tạo ra nhiều việc làm mới.

Vào cuối năm 2017, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã là 6.933 người, một bộ phận lao động có trình độ đi làm việc ở các khu công nghiệp, các thành phố trong và ngoài tỉnh. Đa số lao động nông thôn có trình độ còn hạn chế, nên việc đào tạo những nghề có tính phức tạp cần nhiều thời gian gây tâm lý ngán ngại. Họ muốn học trong thời gian ngắn ngày để có nghề nhanh, làm việc có thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày.

Các nghề phi nông nghiệp mới phát triển ở địa phương gần đây có thể kể đến như nghề đan bội kẽm, đã thu hút nhiều lao động làm, ngoài ra còn có kỹ thuật nề, may công nghiệp… Ở địa phương còn có sự truyền nghề, những người đi học các lớp đào tạo xong có thể chỉ lại cho những người chưa đi học.

Có tay nghề góp phần phát triển kinh tế gia đình

Ông Nguyễn Hoàng Nghĩa - Quyền Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Chợ Lách cho biết: Huyện luôn triển khai đồng bộ giữa công tác đào tạo nghề và tìm đầu ra cho học viện. Phòng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức 3 đợt tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm, tập trung vào các đối tượng người lao động đang cần việc làm, bộ đội xuất ngũ, học sinh cuối cấp phổ thông. Ngoài tổ chức tập trung, cán bộ huyện còn phối hợp với chính quyền địa phương tiếp xúc từng hoàn cảnh, họp mặt đối thoại với người nghèo để nắm bắt hoàn cảnh, nhu cầu của người lao động, truyền đạt chính sách, hỗ trợ đào tạo nghề. Từ đầu năm đến nay đã tiếp xúc, hỗ trợ 38 trường hợp. Phòng cũng đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và UBND các xã tổ chức khai giảng 6 lớp dạy nghề cho 200 học viên.

Cuối năm 2017 và đầu năm 2018, trong ấp Ấp Thanh Yên, xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách có gần 30 người đăng ký học lớp đào tạo nghề đan bội kẽm do xã tổ chức. Ông Nguyễn Ngọc Việt - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thanh Yên cho biết: “Cả xóm tôi cùng nhau đi học đan bội kẽm, bà con rất phấn khởi vì có được cái nghề để làm, kiếm thêm thu nhập. Bình quân mỗi tháng mỗi người có thể kiếm được 4 - 4,5 triệu đồng”.

Nghề đan bội kẽm góp phần tăng thu nhập cho lao động huyện Chợ Lách ( ảnh: internet)

 

Ông Huỳnh Văn Xiếu - cán bộ lao động - thương binh và xã hội xã cho biết: Một người đan bội kẽm giỏi có thể thu nhập được từ 150 - 200 ngàn đồng/ngày, nguồn hàng để làm và đầu ra luôn ổn định. Hiện nay, xã có gần 25% tổng số hộ dân đan bội kẽm”. Ngoài những nghề thông thường đã đào tạo ở địa phương, sắp tới xã cũng có hướng tìm thêm các nghề mới gắn với nhu cầu xã hội, có sự liên kết với các xã lân cận để tạo thêm việc làm cho bà con như nghề sửa xe gắn máy, sửa điện thoại di động, thợ cắt tóc, thẩm mỹ, bảo trì máy vi tính…

Công tác giải quyết việc cho lao động nông thôn đã góp phần giúp xã thực hiện đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm thường xuyên đạt theo tiêu chí nông thôn mới, đồng thời đạt tiêu chí 14.3 về đào tạo nghề cho lao động tại địa phương. Quan trọng hơn hết là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con, tạo luồng sinh khí, phấn khởi, người người, nhà nhà thi đua phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng từ sức lao động của mình.

Theo ông Lập, những tháng cuối năm 2018, tỉnh đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động Sàn giao dịch việc làm nhằm thu hút các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin nhu cầu lao động, tư vấn cho người lao động, góp phần gắn kết nhu cầu và nguồn cung lao động để người lao động (lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề hoặc chưa có tay nghề) có cơ hội tìm được việc làm phù hợp.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh