CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:10

Bến Tre: Dân thoát nghèo bền vững từ đề án sinh kế

 

Thoát nghèo bền vững phải phụ thuộc phần lớn vào ba nhân tố cơ bản

Trong năm qua, đề án mục tiêu quốc gia sinh kế bước đầu đã lan tỏa tương đối rộng khắp trong nhân dân. Ông Nguyễn Minh Lập - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo cuối năm 2016, trong 1.950 hộ tham gia Đề án có 928 hộ thoát nghèo, trong đó có 798 hộ thoát nghèo bền vững. Đa số các hộ thoát nghèo đã tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được đáp ứng, đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, người cận nghèo có sự cải thiện tích cực.

Bên cạnh đó, tỉnh luôn chủ động việc luôn chú trọng công tác truyền thông, đối thoại trực tiếp, sâu sát từ cán bộ cấp cơ sở nhằm khơi gợi ý chí, nâng cao năng lực, hỗ trợ thiết thực bằng chính sách là chìa khóa giúp phần lớn những người nghèo tham gia đề án có đủ niềm tin và điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Do đó, năng lực tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo các cấp rất quan trọng. Đề án khởi đầu từ nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ các cấp, giúp người nghèo định được hướng thoát nghèo bền vững.

 Ông Nguyễn Minh Lập cho biết: Để thoát nghèo bền vững phải phụ thuộc phần lớn vào ba nhân tố cơ bản. Thứ nhất, kinh tế gia đình có hướng tiến triển khả quan. Muốn vậy thì môi trường kinh tế phải thật sự ổn định, như là giá cả sản phẩm nông nghiệp, việc làm trên địa bàn tỉnh phải tăng trưởng tốt để thu hút lao động nghèo tham gia. Thứ hai, năng lực và quyết tâm vươn lên của người nghèo. Thứ ba, chính sách và năng lực tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo phải tốt.

Mô hình nuôi dê góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân

 

Để thực hiện mục tiêu đề án thì cần phải tập trung giúp người nghèo định hướng, có kế hoạch thoát nghèo bền vững. Công tác giảm nghèo sắp tới phải rà soát lại danh sách những hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia đề án; giúp cho người nghèo xây dựng phương án thoát nghèo; kết nối các nguồn lực để người nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập, như: vay vốn, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối với người nghèo. Trước hết là cần phải tư vấn để nâng cao năng lực cho từng hộ nghèo. Ông Nguyễn Minh Lập cho biết thêm.

Sắp tới, huyện hỗ trợ các xã Thạnh Phú Đông, Hưng Phong thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Nhân rộng mô hình nuôi dê ở xã Phong Nẫm, mô hình nuôi bò ở xã Bình Thành. Tổ chức họp mặt người nghèo tham gia đề án sinh kế, chương trình Đồng khởi khởi nghiệp thoát nghèo bền vững cấp huyện. Kiểm tra thực hiện đề án sinh kế tại 22 xã, thị trấn đến từng hộ gia đình. Phối hợp mở các lớp dạy tiếng Nhật cho các đối tượng có nhu cầu xuất khẩu lao động.

Đồng khởi khởi nghiệp, khởi nghiệp thoát nghèo

Qua kiểm tra, giám sát tại các địa phương và khảo sát thực tế tại hộ gia đình, các hộ thoát nghèo trên về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được đáp ứng, đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, người cận nghèo có sự cải thiện tích cực.

Công tác khuyến nông, khuyến ngư được triển khai tích cực: Trong 8.804 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia Đề án, có 3.269 hộ được hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, (trồng trọt là 844 hộ, chăn nuôi là 2.425 hộ). Các địa phương phối hợp với Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, Trạm khuyến nông cấp huyện tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong sản xuất, chăn nuôi, tận dụng tối đa diện tích đất để cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập phù hợp với điều kiện của từng hộ và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Trong thời gian qua, một số mặt hàng nông sản giảm giá như gia súc, gia cầm, cây ăn quả,… làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia Đề án sinh kế. Trước tình hình đó, các địa phương đã chủ động hướng dẫn, định hướng người dân phát triển sản xuất gắn với thị trường. Đồng thời xây dựng tổ/nhóm liên kết và các mô hình giảm nghèo đem lại hiệu quả.

Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sinh kế thông qua các hoạt động phi nông nghiệp với việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống: Hỗ trợ 65 hộ gia đình phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống tại địa phương như làm chổi cọng dừa, đan giỏ, đan ghế, làm hoa kiểng, dệt thảm… thông qua hoạt động hỗ trợ vốn vay và tư vấn, định hướng cách làm ăn, từ đó góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tranh thủ thời gian nhàn rổi, vật liệu hiện có để phát triển sản xuất.

Nghề đan giỏ bằng cây lục bình góp phần tăng thu nhập cho phụ nữ

 

Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Tính đến tháng 10/2017, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo 7.856 người, trong đó có trên 780 người nghèo, người cận nghèo , các ngành nghề đào tạo là cơ khí, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp, lái xe, may thời trang, đan ghế nhựa, chăn nuôi .v.v.. Qua đó, giúp cho người lao động, trong đó có người nghèo, người cận nghèo có tay nghề, tìm được việc làm và thu nhập ổn định. Giải quyết việc làm 19.570 người, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh 12.159 người, lao động xuất cư làm việc ngoài tỉnh là 6.582 người và xuất khẩu lao động là 829 người , trong đó có 26 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Thực hiện Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp, khởi nghiệp thoát nghèo: Hơn 01 năm triển khai thực hiện Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp, khởi nghiệp thoát nghèo. Toàn tỉnh có 497 hộ tham gia.

Qua các buổi họp mặt, đối thoại, các hộ tham gia thực hiện Đề án sinh kế và Chương trình khởi nghiệp thoát nghèo yên tâm, tin tưởng vào chính sách hỗ trợ để vươn lên thoát nghèo; được kết nối nguồn lực, giải ngân vốn hỗ trợ thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, dạy nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Đồng thời, nhận thức về cách thức quản lý vốn, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất của hộ được nâng lên.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh