THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:11

Bến Tre: Đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

Đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng

Theo kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm về đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) trên địa bàn tỉnh năm 2022 của UBND tỉnh, có 2 nhóm chỉ tiêu gồm: nhóm chỉ tiêu đảm bảo ASXH cho người có công, hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH); nhóm chỉ tiêu chung về đảm bảo ASXH cho người dân. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch 1.016,5 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ 822,55 tỷ đồng (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình người có công, Chương trình mục tiêu về việc làm 77,55 tỷ đồng và nguồn vốn tín dụng ưu đãi 745 tỷ đồng), ngân sách tỉnh 17,35 tỷ đồng, vận động xã hội hóa 155,09 tỷ đồng, đóng góp của hộ gia đình 21,51 tỷ đồng.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, trong năm 2022, tỉnh đề ra chỉ tiêu đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng được hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách theo quy định và có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của người dân trên địa bàn. Phấn đấu không còn người có công thuộc hộ nghèo và 100% hộ người có công khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa. 100% hộ nghèo được hưởng đầy đủ chính sách theo quy định; thực hiện hỗ trợ sinh kế, tạo điều kiện thoát nghèo bền vững. Phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo còn 3% theo chuẩn nghèo của giai đoạn 2021 - 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam tặng quà cho gia đình có công cách mạng.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam tặng quà cho gia đình có công cách mạng.

100% đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) được hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo quy định. 90% người khuyết tật được xác định mức độ khuyết tật. 100% người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo quy định. Trên 80% đối tượng BTXH mất nguồn nuôi dưỡng, không có người chăm sóc (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi neo đơn, người khuyết tật đặc biệt nặng…) được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở BTXH hoặc được trợ giúp khẩn cấp theo quy định.

Trên 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, bảo vệ khẩn cấp và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. 100% trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ giúp xã hội tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở BTXH; thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, kéo giảm tình hình tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại, lao động trẻ em.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 20 ngàn lao động, trong đó khoảng 2 ngàn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng...

 

Để hiện thực các mục tiêu, kế hoạch đưa ra 7 nội dung, giải pháp thực hiện, trong đó, chủ yếu là triển khai các chính sách như: chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách giảm nghèo bền vững, chính sách trợ giúp xã hội. Đồng thời, tỉnh cũng đã ban hành chính sách đặc thù riêng của tỉnh hỗ trợ cho các nhóm đối tượng khó khăn đảm bảo ASXH như: hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, hỗ trợ chi phí cho người lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Huy động nguồn lực xã hội hóa. Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi. Nhóm giải pháp đảm bảo an sinh xã hội chung cho người dân và một số nội dung, giải pháp khác. Kế hoạch bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong đề án, trong đó tập trung nhấn mạnh mục tiêu: Đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản và cải thiện mức sống tối thiểu cho người dân, trong đó tập trung nhóm gia đình có công với cách mạng và nhóm đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.

Tặng sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Tặng sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tiếp tục rà soát các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19 để chi hỗ trợ theo quy định, không để bỏ sót đối tượng; triển khai thực hiện Đề án thí điểm về an sinh xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030.

Ngoài ra, tỉnh sẽ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh đã ban hành Đề án và Kế hoạch phát triển để tổ chức thực hiện đồng bộ trong toàn tỉnh, trong đó xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp đột phá là đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tận dụng cơ hội đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tổ chức trong nước và quốc tế.

Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững.

Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững.

Để tạo thế đột phá mới trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Bến Tre tập trung phát triển 4 nhóm nguồn nhân lực chủ yếu: Nguồn nhân lực trong khu vực công, nguồn nhân lực sự nghiệp, nguồn nhân lực trong khu vực kinh tế và nguồn nhân lực trong xã hội.

Đến năm 2025, nguồn lực lao động của tỉnh tham gia hoạt động kinh tế là khoảng 860.272 người và tầm nhìn đến năm 2030 là khoảng 871.782 người. Lao động qua đào tạo đến năm 2025 khoảng 602.190 người, chiếm tỷ lệ 70%.

Tỉnh cũng quan tâm cơ chế chính sách đầu tư thỏa đáng phát triển giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, định hướng cho giai đoạn tới. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục từ các cấp học phổ thông lên tới đại học, đặc biệt là các trường nghề, mở rộng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp, các tập đoàn đã thành công ở Bến Tre.

Trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, cùng với việc nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo chất lượng cao theo chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề, đảm bảo người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, các đơn vị đào tạo cũng xây dựng cơ chế liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo.

Hiện, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư tương đối hoàn chỉnh với 24 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Hiện, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư tương đối hoàn chỉnh với 24 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Hiện, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư tương đối hoàn chỉnh với 24 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 14 cơ sở công lập và 10 cơ sở ngoài công lập, quy mô đào tạo bình quân khoảng 11.000 người/năm; thực hiện đầu tư trang thiết bị cho các nghề trọng điểm, cấp độ quốc gia, cấp độ khu vực ASEAN và cấp độ quốc tế  . Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh bằng nhiều hình thức, ứng dụng công nghệ thông tin qua website, phần mềm tuyển sinh trên thiết bị di động, Facebook, Youtube, Google... bên cạnh đó, tổ chức giảng dạy trực tuyến trong tình hình bệnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng cơ chế thu hút, giữ chân người tài ở lại tỉnh lâu dài, trở thành công dân Bến Tre để cống hiến, sáng tạo, góp phần đưa Bến Tre ngày càng phát triển.

Bến Tre cũng tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học, sau đại học, đào tạo nghề có chuyên môn kỹ thuật cao; quan tâm phát triển nhân lực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, kỹ thuật số, công nghiệp chế biến thủy sản, chế biến rau quả… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh