CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:28

Bến Tre: 80% lao động nông thôn sau học nghề đều có việc làm

Năm 2020: Trên 60% tỷ lệ lao động qua đào tạo

Trong 10 năm thực hiện Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh có 52.589 lao động nông thôn (LĐNT) được hỗ trợ chính sách học nghề. Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre, sau khi học nghề, khoảng 80% LĐNT có việc làm, tự tạo việc làm và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, kinh doanh tại địa phương, gia đình, góp phần tăng thu nhập cho bản thân, ổn định cuộc sống. Nhờ đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 trên địa bàn tỉnh chỉ  đạt 41,9%, nhưng đến năm 2020 nâng lên 60,6%.

Theo ghi nhận của phóng viên, một số nghề phổ biến được đào tạo cho LĐNT thời gian qua là: may công nghiệp, kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi, kỹ thuật chăn nuôi dê - heo - bò, kỹ thuật đan ghế bằng dây nhựa, đan giỏ, bó chổi.

Học nghề ở nông thôn “điểm sáng” ở Bến Tre - Ảnh 1.

Nghề đan ghế ở xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam (ảnh: báo Đồng khởi)

Đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó có 14 cơ sở công lập và 7 cơ sở ngoài công lập. Bình quân hàng năm, các đơn vị này đã đào tạo khoảng 11 ngàn người, với nhiều ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho 10.636 người. Trong đó, cao đẳng 573 người, trung cấp 1.203 người, sơ cấp và thường xuyên là 7.796 người (đào tạo nghề cho lao động nông thôn 4.432 người) và trình độ khác là 1.064 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước thực hiện năm 2020 đạt 60,6% (KH 60%), trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30,95% (KH 30%).

Sau khi học xong, có khoảng 80% người lao động có việc làm và thu nhập khá ổn định. Nhờ thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm nên trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 18.382 người, đạt 102,1% so với kế hoạch. Bình quân hàng năm, số lao động bước vào độ tuổi lao động khoảng 18 ngàn người, trong đó số có nhu cầu làm việc khoảng 6.500 người, gồm: bộ đội xuất ngũ 1.200 người; sinh viên ra trường có nhu cầu tìm việc làm khoảng 3.500 người; lao động thất nghiệp của các năm trước chuyển sang 1.100 người; học sinh phổ thông bỏ học 700 người.

Bên cạnh đó, số còn lại không tham gia hoạt động kinh tế khoảng 11.500 người. Số lao động xuất cư hàng năm khoảng 6 - 7 ngàn lao động, nhất là số sinh viên của các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp ra trường đa phần tìm kiếm việc làm ngoài tỉnh, tập trung chủ yếu ở Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, ít quay trở về tỉnh làm việc.

Trong giai đoạn 2021 - 2030, Bến Tre xác định công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT là nhiệm vụ trọng tâm.

Ông Phạm Thanh Hùng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030. Công tác đào tạo nghề cho LĐNT phải gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đào tạo nghề cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm.

Học nghề ở nông thôn “điểm sáng” ở Bến Tre - Ảnh 3.

Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ chi phí học nghề tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Bến Tre.

Bên cạnh đó, hỗ trợ Trường Cao đẳng Bến Tre xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2020 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trở thành cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp, đa ngành, đa cấp theo nhu cầu của thị trường lao động và hướng đến tự chủ; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ, về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề năm 2021, phấn đấu đào tạo 11.000 người, trong đó cao đẳng 600 người, trung cấp 1.200 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 9.200 người.

Gắn với giải quyết việc làm

Thời gian qua, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và tình hình dịch Covid-19 trong những năm gần đây đã có tác động và làm chuyển dịch lao động tại tỉnh.

Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, lao động nông nghiệp thực tế có chuyển dịch sang khu vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ nhưng chủ yếu là đi làm việc ngoài tỉnh. Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân với công tác đào tạo nghề trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn. Nhiều địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác đào tạo nghề và hỗ trợ, tạo điều kiện giúp người sau học nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh, có thu nhập ổn định.

Học nghề ở nông thôn “điểm sáng” ở Bến Tre - Ảnh 4.

Người học nghề cũng nhận thức tốt hơn về nghề nghiệp, chuyển biến về tâm lý học nghề để tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp; học nghề để nắm vững khoa học kỹ thuật, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp

Người học nghề cũng nhận thức tốt hơn về nghề nghiệp, chuyển biến về tâm lý học nghề để tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp; học nghề để nắm vững khoa học kỹ thuật, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, cho năng suất, thu nhập cao hơn. Hiện số người đăng ký học nghề hàng năm tại các địa phương đang có xu hướng ngày càng tăng.

Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thạnh Phú Đặng Hữu Phước cho biết, trong năm 2020, trung tâm lần đầu tiên đào tạo lớp nghề dịch vụ du lịch nông thôn (ngắn hạn trong 5 tuần) cho 34 lao động, chủ yếu là cán bộ quản lý cấp xã, đoàn thanh niên, nông dân làm du lịch tại huyện. Lớp học rất bổ ích, cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng và thông tin thị trường du lịch cho 6 học viên là nông hộ đang làm homestay tại vườn nhà gia đình.

Để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, hạn chế lao động xuất cư và giảm thiểu tình trạng mất việc làm ở nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra một số giải pháp.

Học nghề ở nông thôn “điểm sáng” ở Bến Tre - Ảnh 5.

Đào tạo nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. tại huyện Thạnh Phú (ảnh: báo Đồng khởi)

Đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp, thông tin về đào tạo nghề phối hợp với tư vấn, tuyên truyền hướng nghiệp, nhằm góp phần thay đổi nhận thức của người dân về học nghề, lập nghiệp và khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, rà soát, sắp xếp và tổ chức hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở định hướng ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao năng lực về phân tích, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo thuộc các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt, các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh để có kế hoạch đào tạo phù hợp. Tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn với cơ cấu hợp lý.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở rộng ngành nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, hỗ trợ các làng nghề truyền thống, kết hợp đào tạo với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để thu hút lao động tham gia học nghề gắn với nhu cầu giải quyết việc làm sau đào tạo.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh