THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:26

Bến bờ hạnh phúc không tưởng của cô gái tật nguyền

 

Cô Nguyễn Đài Trang tại cửa hàng kinh doanh cuả mình ở T.P Hà Tĩnh

Nhọc nhằn kiếm tìm con chữ

Sinh ra trong một gia đình nghèo có 8 anh chị em tại một vùng quê nghèo Nghệ An, Nguyễn Đài Trang (SN 1981) có một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, không giống như bao bạn khác được cắp sách tới trương, chơi đùa hôn nhiên, vô tư cùng bạn bè cùng trang lứa khác. Bởi vừa cất tiếng khóc chào đời  được 3 tháng tuổi thì Trang trải qua một trận dịch sốt, ai ngờ cơn bệnh bại liệt đã cướp đi đôi chân của cô. Vì gia cảnh gia đình khó khăn, ba mẹ cô đã phải chạy vạy vay mượn khắp nơi với hi vọng mong manh chữa khỏi bệnh cho cô. Thật éo le, bao nhiêu tài sản trong nhà và tiền vay mượng lần lượt đội nón ra đi chừng nào, thì cha mẹ cô lại đành bất lực nhìn con lê lết trong xó nhà chừng ấy.

Dù phải trai qua tuổi thơ không mấy may mắn, ấy vậy mà con đường đến với con chữ của Trang lại càng vất vả hơn. Năm lên 6 tuổi, thấy các bạn cùng trang lứa được đến trường, Trang cũng nằng nặc xin ba mẹ cho cô đi học nhưng họ không đồng ý vì sợ con ra đời không hòa nhập được, lại bị bạn bè chê cười, giễu cợt với khuyết điểm trên cơ thể. Không đầu hàng trước số phận, Trang kiên nhẫn tiếp tục thuyết phục ba mẹ cho cô được đến trường. Mãi đến năm lên 8 tuổi, thấy được sự quyết tâm của con ba mẹ Trang mới đồng ý cho đi học thử.

Nhớ lại quãng thời gian những ngày đầu đến trường, rơm rớm nước mắt, Trang kể: “Khi tôi mới bước vào lớp với đôi chân không lành lạnh, bạn bè cũng chê cười và chọc ghẹo rất nhiều. Tủi nhất là đến giờ ra chơi, nhìn qua cửa sổ thấy các bạn chơi đùa vui vẻ tôi cũng muốn mình được như các bạn, nhưng không dám ra vì sợ ánh mắt kỳ thị mọi người nhìn mình và lại tìm mọi cách để chọc ghẹo. Mệt mỏi là thế nhưng về nhà tôi lại không giám hé răng với ba mẹ vì sợ họ lo lắng không cho tôi đi học nữa. Lâu dần, các bạn thấy tôi ham học và học giỏi nên từ việc kỳ thị thì các bạn chuyển sang yêu mến, giúp đỡ tôi nhiều hơn”.

Vượt qua bao mặc cảm về khiếm khuyết trên cơ thể, Đài Trang tiếp tục quyết tâm thi đậu Đại học để thay đổi số phận. Năm 2002, Trang đậu vào khoa CNTT của trường Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Rời vòng tay cha mẹ, sống cuộc đời sinh viên với nhiều niềm vui nhưng cũng không ít khó khăn với những thiệt thòi của bản thân. Và cũng chính quảng thời gian khó khăn ấy, Trang lại may mắn gặp được một nửa của đời mình, đó là anh Phan Nhật Đông – người con quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Không dấu được niềm hạnh phúc, Trang kể: “Khi mới vào nhập học, để tiện đi lại tôi đã thuê trọ gần trường, cứ nghĩ nếu ở dãy trọ toàn nữ hết thì tôi có thể chuyên tâm học hành. Nhưng một điều bất ngờ lại xảy ra, khi tôi đang dọn phòng thì có một người con trai ăn mặc khá lịch sự đến hỏi thuê phòng, tôi không thích con trai ở cùng dãy trọ nên không trả lời. Nhưng cũng không hiểu lý do vì sao ngay ngày hôm sau anh ấy lại chuyển đến ở đối diện với phòng tôi. Và thế rồi chúng tôi đã có tình cảm với nhau từ lúc nào không biết”.

"Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn"!

Câu chuyện giữa tôi và Trang liên tục bị gián đoạn khi nhà hàng vào thời điểm đông khách, liên tục phải giải quyết công việc qua điện thoại. Vừa đặt điện thoại xuống, Trang chia sẻ: “Ngày chúng tôi công khai chuyện tình cảm, hai bên gia đình ngăn cản quyết liệt lắm. Phần vì thương anh, phần vì mặc cảm cứ nghĩ rằng anh là người bình thường còn mình lại không lành lạnh tôi sợ không làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ. Rất nhiều lần tôi kiên quyết đòi chia tay nhưng bằng sự chân thành, và tình yêu mãnh liệt anh khiến tôi yêu anh nhiều hơn và không thể rời xa”.

Mặc dù đứng trước sự ngăn cản quyết liệt giữa hai bên gia đình, nhưng bằng tình yêu chân thành đôi bạn trẻ Đài Trang – Nhật Đông vẫn quyết tâm đến với nhau. Cầm tấm bằng cử nhân CNTT trên tay, cùng với đó là sự giúp đỡ của tập thể Ban giám hiệu trường THCS Kỳ Khang - thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh (nơi chồng Trang đang công tác), Trang được nhận vào làm văn thư tại trường, với số tiền lương ít ỏi của chồng cùng khoản trợ cấp của nhân viên hợp đồng không thể cải thiện nổi đời sống cho hai vợ cùng cùng đứa con thơ. Trang lại xin nghỉ việc và về  quê ngoại ở Nghệ An để mở hiệu sách. Xa chồng với cơ thể không lành lạnh, cùng với đó lại phải chăm sóc con nhỏ, công việc kinh doanh của Trang gặp không ít khó khăn.

Không nỡ để chồng một nơi, vợ con một nơi Trang lại khăn gói về Hà Tĩnh xin làm quản trị website cho doanh nghiệp tư nhân Quỳnh Viên, lương nhân viên hợp đồng không đáng là bao, thêm với đó Trang lại có thêm đứa con thứ hai. Khó khăn cứ đổ dồn lên mái ấm nhỏ gia đình.

Đứng trước hoàn cảnh đó, anh Đông- chồng Trang đã quyết định nghỉ việc để đi xuất khẩu lao động. Cùng lúc đó Trang biết tin Viettel đang tuyển nhân viên kỹ thuật, không muốn chồng lỡ mất cơ hội được làm việc đúng chuyên ngành mình học Trang khuyến khích chồng đi thi và kết quả may mắn mỉm cười. Mặc dù sau khi chồng Trang vào làm việc tại viettel mức lương tạm đủ để lo cho vợ và con. Nhưng với quyết tâm làm giàu, cộng với đó là mong muốn san sẻ khó khăn với chồng. Thêm một lần nữa Trang mạnh dạn đầu tư kinh doanh, lần này Trang lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, ăn uống.

Sau bao năm cố gắng nỗ lực làm đủ mọi nghề, đến nay Trang đã mở cho mình được một nhà hàng chuyên về các đặc sản rừng và biển với tổng diện tích hơn 1000m2 tại số 67 Lê Duẩn – Phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh. Tạo công ăn việc làm cho hơn 20 công nhân với thu nhập ổn định từ 3,5 – 15 triệu đồng/tháng.

P.NGA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh